Hệ số ổn định của Cần trục thiếu nhi khi không tải tối thiểu là bao nhiêu?
Hệ số ổn định của Cần trục thiếu nhi khi không tải tối thiểu là bao nhiêu?
Theo Mục 1 TCVN 5865:1995 quy định tiêu chuẩn kĩ thuật của Cần trục thiếu nhi bao gồm:
- Đảm bảo các thông số tiêu chuẩn kĩ thuật của bảng dưới đây:
Thông số cơ bản | Giá trị |
1.Tải trọng, T 2. Tầm với lớn nhất, m 3. Chiều cao nâng, m - Khi đặt trên nền đất - Khi đặt trên sàn công trình 4. Vận tốc nâng, m/s 5. Công suất dẫn động, KW không lớn hơn 6. Khối lượng cần trục, T - Khi không có đối trọng, không lớn hơn - Khi có đối trọng, không lớn hơn | 0,5 2,9 4,5 1,8 0,25 ÷ 0,30 2,8 0,5 1,2 |
- Cần trục thiếu nhi khi tính toán, thiết kế, kể cả cải tạo và sửa chữa phải phù hợp với các quy định trong tiêu chuẩn này và các tiêu chuẩn liên quan.
- Kết cấu của cần trục thiếu nhi phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản như sau:
+ Bền, cứng vững, ổn định khi di chuyển;
+ Dễ dàng tháo, lắp và vận chuyển các bộ phận lên cao;
+ Thuận tiện, an toàn, khi điều khiển.
- Các cụm và các chi tiết của cơ cấu nâng được tính toán với chế độ trung bình.
- Cơ cấu nâng nhất thiết phải được trang bị phanh thường đóng.
- Cho phép dẫn động nâng bằng tay với lực trên tay quay không vượt quá 120N.
Trong trường hợp này cần trục phải được trang bị phanh tự động hoạt động dưới tác dụng của trọng lượng tải.
- Nhất thiết phải có cơ cấu hạn chế chiều cao nâng và phải đảm bảo sao cho khoảng cách từ bộ phận mang tải ở chiều cao nâng lớn nhất đến trục puli đầu cần không nhỏ hơn 800mm.
- Không được phép thay đổi vị trí của cần khi làm việc. Phải có bộ phận chống lật cần; không cho phép hạ góc nghiêng cần để tăng tầm với.
- Hệ số ổn định của cần trục không tải không được nhỏ hơn 1,4 khi có tải không được nhỏ hơn 1,15.
- Hệ thống tựa quay được thiết kế và chế tạo sao cho lực đẩy tay khi quay cần trục không quá 150N.
- Phần quay phải có bộ phận hãm chắc (ít nhất ở một vị trí) để cần trục không tự do quay khi không làm việc.
- Trang bị điện của cần trục thiếu nhi phải đảm bảo an toàn theo TCVN 4086: 1985 và phải được bao che tránh mưa, nắng.
- Bề mặt ngoài của cần trục thiếu nhi phải được sơn chống rỉ và sơn trang trí, lớp sơn phải đảm bảo đẹp, bóng đều trên bề mặt.
- Đối trọng phải được chế tạo bằng nhiều phiến kim loại và phải được lắp chắc chắn vào khung quay. Khối lượng mỗi phiến không quá 25 kg.
- Cần trục phải được gắn nhãn, nội dung chủ yếu của nhãn gồm:
+ Tên cơ sở chế tạo:
+ Kí hiệu:
+ Thông số cơ bản (tải trọng, vận tốc nâng, tầm với);
+ Số máy;
+ Năm chế tạo;
- Nhãn sản phẩm phải in rõ ràng phải được gắn chắc chắn tại nơi dễ đọc.
- Khi xuất xưởng cần trục cho khách hàng phải kèm theo các tài liệu sau:
- Chứng nhận và dấu kiểm tra chất lượng của cơ sở chế tạo.
- Tài liệu hướng dẫn lắp ráp và vận hành an toàn.
Vậy hệ số ổn định của Cần trục thiếu nhi khi không tải tối thiểu là 1,4.
Hệ số ổn định của Cần trục thiếu nhi khi không tải tối thiểu là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Xác định thời gian nâng khi xác định vận tốc nâng của Cần trục thiếu nhi bằng dụng cụ gì?
Theo Mục A.3 Phụ lục A kèm theo TCVN 5865:1995 quy định:
A.3 Xác định vận tốc nâng
a) Nguyên tắc: Xác định gián tiếp qua phép đo hai thông số chiều cao và thời gian nâng.
b) Phương pháp tiến hành:
- Đặt cần trục trên nền bằng phẳng; mã tải trọng 500kg;
- Xác định chiều cao nâng, h: bằng dây dọi và thước thép cuộn; đo từ mặt đất đến đáy vật nâng sau khi bị dừng bởi công tắc hành trình nâng;
- Xác định thời gian nâng t: dùng đồng hồ bấm giây để tính thời điểm bắt đầu mở máy đến khi tự động ngắt hành trình.
c) Kết quả: Vận tốc nâng tính theo công thức:
Trong đó:
V – vận tốc nâng, m/s
h – chiều cao nâng, m
t – thời gian nâng với chiều cao h, s
Theo đó xác định vận tốc nâng của Cần trục thiếu nhi theo nguyên tắc xác định gián tiếp qua phép đo hai thông số chiều cao và thời gian nâng.
Theo đó vận tốc nâng của Cần trục thiếu nhi xác định theo nguyên tắc gián tiếp qua phép đo hai thông số chiều cao và thời gian nâng.
Xác định vận tốc nâng của Cần trục thiếu nhi qua 3 bước sau:
Bước 1: Đặt cần trục trên nền bằng phẳng; mã tải trọng 500kg;
Bước 2: Xác định chiều cao nâng, h: bằng dây dọi và thước thép cuộn; đo từ mặt đất đến đáy vật nâng sau khi bị dừng bởi công tắc hành trình nâng;
Bước 3: Xác định thời gian nâng t: dùng đồng hồ bấm giây để tính thời điểm bắt đầu mở máy đến khi tự động ngắt hành trình.
Ta có thể xác định được vận tốc nâng của Cần trục thiếu nhi theo công thức:
Trong đó:
V – vận tốc nâng, m/s;
h – chiều cao nâng, m;
t – thời gian nâng với chiều cao h, s.
Vậy khi xác định thời gian nâng khi xác định vận tốc nâng của Cần trục thiếu nhi người xác định sẽ dùng đồng hồ bấm giây để tính thời điểm bắt đầu mở máy đến khi tự động ngắt hành trình.
Nguyên tắc xác định tầm với của Cần trục thiếu nhi là gì?
Theo Mục A.2 Phụ lục A kèm theo TCVN 5865:1995 quy định:
A.2 Xác định tầm với
a) Nguyên tắc: Xác định trực tiếp qua ba phép đo khoảng cách từ tâm ổ tựa quay đến tâm móc.
b) Phương pháp tiến hành:
- Đặt cần trục trên nền bằng phẳng;
- Phương cần song song với phương di chuyển;
- Nâng móc lên độ cao 1m, treo dây dọi dài 0,8m vào móc;
- Đo khoảng cách từ tâm ổ tựa đến dây dọi.
c) Xác định kết quả:
Tầm với là kết quả trung bình của ba lần đo.
Theo đó tầm với của Cần trục thiếu nhi xác định theo nguyên tắc xác định trực tiếp qua ba phép đo khoảng cách từ tâm ổ tựa quay đến tâm móc.
Xác định tầm với của Cần trục thiếu nhi qua 4 bước sau:
Bước 1: Đặt cần trục trên nền bằng phẳng;
Bước 2: Phương cần song song với phương di chuyển;
Bước 3: Nâng móc lên độ cao 1m, treo dây dọi dài 0,8m vào móc;
Bước 4: Đo khoảng cách từ tâm ổ tựa đến dây dọi.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?