Hành vi giữ tiền của người lao động làm biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng thì tiền lãi phải trả được tính như thế nào?
- Người sử dụng lao động không được yêu cầu người lao động làm các việc nào để bảo đảm thực hiện hợp đồng lao động?
- Hành vi giữ tiền của người lao động làm biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng thì tiền lãi phải trả được tính như thế nào?
- Giữ giấy tờ tùy thân của người giúp việc gia đình làm biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng bị xử phạt thế nào?
Người sử dụng lao động không được yêu cầu người lao động làm các việc nào để bảo đảm thực hiện hợp đồng lao động?
Căn cứ Điều 17 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, cụ thể như sau:
Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
3. Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.
Theo đó, người sử dụng lao động không được yêu cầu người lao động làm các việc sau đây để bảo đảm thực hiện hợp đồng lao động:
- Yêu cầu giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;
- Yêu cầu người lao động phải nộp tiền hoặc tài sản để thực hiện hợp đồng;
- Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ.
Hành vi giữ tiền của người lao động làm biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng thì tiền lãi được trả tính như thế nào? (Hình từ Internet)
Hành vi giữ tiền của người lao động làm biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng thì tiền lãi phải trả được tính như thế nào?
Căn cứ theo quy định khoản 2, khoản 3 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động
...
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng hoặc chứng chỉ của người lao động khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động;
b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;
c) Giao kết hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động khi có hành vi giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người lao động làm công việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động cho nhóm người lao động làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng khi có hành vi không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động cho nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật Lao động được quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Buộc người sử dụng lao động giao kết đúng loại hợp đồng với người lao động đối với hành vi giao kết không đúng loại hợp đồng lao động với người lao động quy định tại khoản 1 Điều này;
d) Buộc người sử dụng lao động trả lại bản chính giấy tờ tùy thân; văn bằng; chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
đ) Buộc người sử dụng lao động trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Như vậy theo quy định trên thì ngoài việc người sử dụng lao động chịu phạt hành chính là phạt tiền thì còn phải chịu biện pháp khắc phục hậu quả bằng cách trả lại toàn bộ số tiền đã giữ cùng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động.
Khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động được tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm.
Giữ giấy tờ tùy thân của người giúp việc gia đình làm biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng bị xử phạt thế nào?
Căn cứ khoản 3, khoản 5 Điều 30 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về vi phạm quy định về lao động là người giúp việc gia đình, cụ thể như sau:
Vi phạm quy định về lao động là người giúp việc gia đình
...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Giữ giấy tờ tùy thân của lao động là người giúp việc gia đình;
b) Không trả cho lao động là người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
…
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình khi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền tàu xe đi đường cho lao động là người giúp việc gia đình đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Buộc người sử dụng lao động trả lại giấy tờ tùy thân cho lao động là người giúp việc gia đình đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
d) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho lao động là người giúp việc gia đình khi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
Theo đó, nếu bạn giữ giấy tờ tùy thân của người giúp việc gia đình làm biện pháp bảo đảm làm việc thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
*Lưu ý: Mức phạt tiền áp dụng cho cá nhân, đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Bên cạnh đó, bạn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả buộc phải trả lại giấy tờ tùy thân cho người giúp việc gia đình.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?