Hành vi đánh đập, lăng mạ người giúp việc gia đình có thể bị phạt tù?
- Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình được quy định như thế nào?
- Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đánh đập, lăng mạ người giúp việc gia đình được quy định như thế nào?
- Có truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi ngược đãi người giúp việc gia đình hay không?
Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình được quy định như thế nào?
Khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình (thường được gọi là thuê người giúp việc nhà), người sử dụng lao động phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 163 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
- Thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động;
- Trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
- Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người giúp việc gia đình;
- Bố trí chỗ ăn, ở hợp vệ sinh cho người giúp việc gia đình nếu có thỏa thuận.;
- Tạo cơ hội cho người giúp việc gia đình được tham gia học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp;
- Trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.
Hành vi đánh đập, lăng mạ người giúp việc gia đình có thể bị phạt tù? (Hình từ Internet)
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đánh đập, lăng mạ người giúp việc gia đình được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về lao động là người giúp việc gia đình
1. Phạt cảnh cáo đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình;
b) Không trả tiền tàu xe đi đường khi lao động là người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp lao động là người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn việc sử dụng lao động hoặc chấm dứt việc sử dụng lao động là người giúp việc gia đình theo quy định;
b) Đã bị xử phạt cảnh cáo đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này nhưng lại tiếp tục vi phạm.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Giữ giấy tờ tùy thân của lao động là người giúp việc gia đình;
b) Không trả cho lao động là người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, hoặc dùng vũ lực đối với người lao động là người giúp việc gia đình nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình khi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền tàu xe đi đường cho lao động là người giúp việc gia đình đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Buộc người sử dụng lao động trả lại giấy tờ tùy thân cho lao động là người giúp việc gia đình đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
d) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho lao động là người giúp việc gia đình khi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
Theo như quy định trên, hành vi đánh đập, lăng mạ đối với người lao động giúp việc gia đình sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng trong trường hợp chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Lưu ý: theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Có truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi ngược đãi người giúp việc gia đình hay không?
Phụ thuộc vào tỷ lệ thương tổn của người giúp việc gia đình mà hành vi ngược đãi người giúp việc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành hạ người khác hoặc tội cố ý gây thương tích.
Theo Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015 quy định mức phạt tối đa cho tội hành hạ người khác là 03 năm tù.
Tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 quy định mức phạt tối đa cho tội cố ý gây thương tích là chung thân.
Có thể thấy, tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của hành vi và tỷ lệ thương tổn do hành vi ngược đãi mang lại mà người thực hiện có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức án là chung thân.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?