Hạng chức danh nghề nghiệp của giáo viên giáo dục nghề nghiệp là bao nhiêu?

Giáo viên giáo dục nghề nghiệp có hạng bao nhiêu? Hệ số lương cao nhất của giáo viên giáo dục nghề nghiệp là bao nhiêu?

Hạng chức danh nghề nghiệp của giáo viên giáo dục nghề nghiệp là bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 07/2023/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 10/2024/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Mã số các hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp
1. Mã số chức danh nghề nghiệp giảng viên giáo dục nghề nghiệp
a) Giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp (hạng I) - Mã số: V.09.02.01;
b) Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính (hạng II) - Mã số: V.09.02.02;
c) Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết (hạng III) - Mã số: V.09.02.03;
d) Giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành (hạng III) - Mã số: V.09.02.04.
2. Mã số chức danh nghề nghiệp giáo viên giáo dục nghề nghiệp
a) Giáo viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp (hạng I) - Mã số: V.09.02.05;
b) Giáo viên giáo dục nghề nghiệp chính (hạng II) - Mã số: V.09.02.06;
c) Giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết (hạng III) - Mã số: V.09.02.07;
d) Giáo viên giáo dục nghề nghiệp thực hành (hạng III) - Mã số: V.09.02.08;
đ) Giáo viên giáo dục nghề nghiệp (hạng IV) - Mã số: V.09.02.09.

Theo đó, hạng chức danh nghề nghiệp của giáo viên giáo dục nghề nghiệp như sau:

- Giáo viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp: hạng 1;

- Giáo viên giáo dục nghề nghiệp chính: hạng 2;

- Giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết: hạng 3;

- Giáo viên giáo dục nghề nghiệp thực hành: hạng 3;

- Giáo viên giáo dục nghề nghiệp: hạng 4.

Hạng chức danh nghề nghiệp của giáo viên giáo dục nghề nghiệp là bao nhiêu?

Hạng chức danh nghề nghiệp của giáo viên giáo dục nghề nghiệp là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Hệ số lương cao nhất của giáo viên giáo dục nghề nghiệp là bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 07/2023/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 10/2024/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp
Viên chức được xếp lương vào các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
...
5. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp (hạng I) - Mã số: V.09.02.05, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3 nhóm 2 (A3.2), từ hệ số lương 5,75 đến hệ số lương 7,55.
6. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp chính (hạng II) - Mã số: V.09.02.06, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
7. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết (hạng III) - Mã số: V.09.02.07, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
8. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp thực hành (hạng III) - Mã số: V.09.02.08, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89.
9. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp (hạng IV) - Mã số: V.09.02.09, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
Hệ số lương quy định tại Điều này sẽ được thay thế, áp dụng theo văn bản hướng dẫn của cấp có thẩm quyền quy định về chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thay thế cho Nghị định số 204/2004/NĐ-CP.

Theo đó, hệ số lương cao nhất của giáo viên giáo dục nghề nghiệp là 7,55. Đây là hệ số lương của giáo viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp (hạng 1).

Mức phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với giáo viên dạy thực hành tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 1 Nghị định 113/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Nghị định này quy định chế độ phụ cấp đặc thù đối với nhà giáo dạy tích hợp, nhà giáo là nghệ nhân, người có trình độ kỹ năng nghề cao dạy thực hành; phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc đối với nhà giáo dạy cho người khuyết tật; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo dạy thực hành trực tiếp giảng dạy trong các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, trường cao đẳng công lập (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập), có hợp đồng làm việc xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn.

Theo đó, nhà giáo dạy thực hành phải trực tiếp giảng dạy tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập mới là đối tượng được hưởng phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Và căn cứ theo Điều 11 Nghị định 113/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Mức phụ cấp
Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được tính theo mức Iương cơ sở, gồm các mức sau đây:
1. Mức 0,1 áp dụng đối với nhà giáo dạy thực hành ngành, nghề học có một trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này.
2. Mức 0,2 áp dụng đối với nhà giáo dạy thực hành ngành, nghề học có hai trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này.
3. Mức 0,3 áp dụng đối với nhà giáo dạy thực hành ngành, nghề học có ba trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này.
4. Mức 0,4 áp dụng đối với nhà giáo dạy thực hành ngành, nghề học có bốn yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này.

Theo đó, phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được tính theo mức Iương cơ sở.

Và mức phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo dạy thực hành tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập như sau:

- Nhà giáo dạy thực hành ngành, nghề học có một trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sẽ áp dụng mức 0,1;

- Có hai trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sẽ áp dụng mức 0,2;

- Có ba trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sẽ áp dụng mức 0,3;

- Có bốn yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sẽ áp dụng mức 0,4.

Các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 113/2015/NĐ-CP.

Lưu ý: Thông tư 10/2024/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 10/12/2024.

Hạng chức danh nghề nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Hạng chức danh nghề nghiệp của giáo viên giáo dục nghề nghiệp là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Từ 12/10/2024 chính thức có hạng chức danh nghề nghiệp của giảng viên giáo dục nghề nghiệp, cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Có những hạng chức danh nghề nghiệp dược nào hiện nay?
Lao động tiền lương
Hạng chức danh nghề nghiệp là gì? Hiện nay hạng chức danh nghề nghiệp nào là cao nhất?
Lao động tiền lương
Bổ nhiệm chuyển hạng chức danh nghề nghiệp, giáo viên không cần nộp minh chứng?
Đi đến trang Tìm kiếm - Hạng chức danh nghề nghiệp
120 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hạng chức danh nghề nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hạng chức danh nghề nghiệp

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Danh mục văn bản quy định về thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào