Gót giày ủng bằng chất dẻo đúc phải được đúc từ chất liệu gì?

Gót giày ủng bằng chất dẻo đúc phải được đúc từ chất liệu gì? Tiến hành đo độ dày cho gót giày ủng bằng chất dẻo đúc như thế nào? Câu hỏi của anh G.K (Phú Thọ).

Gót giày ủng bằng chất dẻo đúc phải được đúc từ chất liệu gì?

Tại tiểu mục 4.3 Mục 4 TCVN 8196:2009 (ISO 5423:1992) có quy định như sau:

4. Yêu cầu thiết kế
CHÚ THÍCH 1 Khoảng chiều cao gợi ý của ủng được nêu trong Phụ lục F.
4.1. Vân đế
Đế ủng phải có các góc được vê tròn ở chân của vân đế và bán kính của các góc này không được nhỏ hơn 1,5 mm.
CHÚ THÍCH 2 Vân đế có thể có ảnh hưởng đáng kể đến việc hình thành các vết nứt sớm.
4.2. Độ dày tối thiểu
Độ dày tối thiểu của ủng phải tuân theo Bảng 1 đối với từng giá trị riêng biệt thu được khi đo như mô tả trong Phụ lục A.
4.3. Vật liệu và các chi tiết
Mũ ủng, đế và gót phải được đúc từ hợp chất polyuretan đồng nhất. Nó có thể là loại xốp hoặc là loại kết hợp xốp và không xốp.
...
5. Tính chất lý học
5.1. Quy định chung
Vật liệu của mũ ủng và vật liệu của đế ủng phải được thử như hai hợp chất riêng biệt, ngay cả khi ủng được sản xuất từ chỉ một quá trình phun. Các mẫu thử từ vật liệu của ủng phải được chuẩn bị theo quy trình được đưa ra trong TCVN 4509 (ISO 37).
5.2. Độ bền uốn của mũ ủng
Khi thử theo phương pháp mô tả trong Phụ lục B với một mẫu thử theo mỗi hướng uốn, sau 150 000 chu kỳ uốn phải không được xuất hiện vết nứt nào thuộc loại được quy định trong Phụ lục B.
...

Theo đó, gót giày ủng bằng chất dẻo đúc phải được đúc từ hợp chất polyuretan đồng nhất. Nó có thể là loại xốp hoặc là loại kết hợp xốp và không xốp.

gót giày

Gót giày ủng bằng chất dẻo đúc phải được đúc từ chất liệu gì? (Hình từ Internet)

Yêu cầu về việc tiến hành đo độ dày cho gót giày ủng bằng chất dẻo đúc như thế nào?

Tại Phụ lục A ban hành kèm theo TCVN 8196:2009 (ISO 5423:1992) có quy định như sau:

Phương pháp đo độ dày
...
A.3.7. Gót
Đo độ dày tổng cộng của gót DE, như minh họa trong Hình A.1 của đoạn cắt qua vân đế hoặc mẫu trang trí bất kỳ vuông góc với mặt trên CD của đế trong và lớp độn, trong đó đường đế trong CD dài 10 mm tính từ điểm C, là đỉnh của cạnh sau của gót ở phía ngoài.
Ở chỗ có tấm độn, đo độ dày từ mặt bên dưới của tấm độn đến bề mặt của gót. Tiến hành đo cả ở trên và giữa các vân đế tại ba vị trí đối với từng trường hợp, hoặc nếu không thể tiến hành ba phép đo thì đo tại một số vị trí, tùy theo thiết kế của gót.
A.4. Biểu thị kết quả
Đối với từng chi tiết, ghi lại từng kết quả thử riêng biệt, tính bằng milimét chính xác đến 0,1 mm.
Gót

Theo đó, khi tiến hành đo độ dày cho gót giày ủng bằng chất dẻo đúc là sẽ đo độ dày tổng cộng của gót DE, như minh họa trong Hình A.1 của đoạn cắt qua vân đế hoặc mẫu trang trí bất kỳ vuông góc với mặt trên CD của đế trong và lớp độn, trong đó đường đế trong CD dài 10 mm tính từ điểm C, là đỉnh của cạnh sau của gót ở phía ngoài.

Ở chỗ có tấm độn, đo độ dày từ mặt bên dưới của tấm độn đến bề mặt của gót. Tiến hành đo cả ở trên và giữa các vân đế tại ba vị trí đối với từng trường hợp, hoặc nếu không thể tiến hành ba phép đo thì đo tại một số vị trí, tùy theo thiết kế của gót.

Yêu cầu khi đo độ dày phủ gót giày ủng bằng chất dẻo đúc là đo những phần nào?

Tại Phụ lục A ban hành kèm theo TCVN 8196:2009 (ISO 5423:1992) có quy định như sau:

Phương pháp đo độ dày
...
A.3.2. Phủ mũi
Đo độ dày tổng cộng của polyuretan và vải, không kể vân đế, trên đoạn cắt, trong khoảng 6 mm của đường tâm ủng tính từ mũi.
Khi có pho mũi bảo vệ lắp trong ủng, đo độ dày tổng cộng của polyuretan và vải, không kể vân đế, từ bề mặt ngoài của pho mũi bảo vệ.
A.3.3. Phủ gót
Đo độ dày tổng cộng của polyuretan và vải, không kể vân đế, trên đoạn cắt, trong khoảng 6 mm của đường tâm tính từ gót
A.3.4. Phủ ở các chỗ khác
Tiến hành bốn phép đo độ dày tổng cộng của polyuretan và vải, không kể vân đế, trên đoạn cắt, tại các điểm đối xứng xung quanh ủng ở chỗ phủ nhưng không đo ở vùng gót hoặc vùng mũi.
A.3.5. Độ dày tổng cộng của tổ hợp đế ủng
Đo độ dày tổng cộng của tổ hợp đế ủng trên đoạn cắt từ mặt trên của đế trong đến mặt ngoài của đế ngoài. Tiến hành đo cả ở trên và giữa các vân đế, kể cả vân đế, tại ba điểm riêng biệt trong vùng đế. Loại bỏ các lót trong mà có thể được đưa vào ủng sau khi đã đúc.
A.3.6. Đế ngoài
Đo độ dày của đế ngoài trên đoạn cắt, cả ở trên và giữa các vân đế, kể cả vân đế, từ mặt dưới của đế trong, lớp độn hoặc đế giữa bằng thép (lấy theo chi tiết thấp nhất bất kỳ) đến bề mặt ngoài của đế ngoài. Tiến hành ba phép đo tại các điểm khác nhau trong vùng đế.
...

Theo đó, khi đo độ dày phủ gót giày ủng bằng chất dẻo đúc là đo độ dày tổng cộng của polyuretan và vải, không kể vân đế, trên đoạn cắt, trong khoảng 6 mm của đường tâm tính từ gót.

Giày ủng bằng chất dẻo đúc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Thiết bị, dụng cụ để xác định độ bền uốn của mũ giày ủng bằng chất dẻo đúc bao gồm những gì?
Lao động tiền lương
Mũ giày ủng bằng chất dẻo đúc phải được đúc từ chất liệu gì?
Lao động tiền lương
Vân đế của giày ủng bằng chất dẻo đúc phải đáp ứng yêu cầu gì?
Lao động tiền lương
Gót giày ủng bằng chất dẻo đúc phải được đúc từ chất liệu gì?
Lao động tiền lương
Chiều cao của giày ủng bằng chất dẻo đúc phải đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Lao động tiền lương
Đế giày ủng bằng chất dẻo đúc phải được đúc từ chất liệu gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Giày ủng bằng chất dẻo đúc
220 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giày ủng bằng chất dẻo đúc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giày ủng bằng chất dẻo đúc

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào