Giờ làm việc bệnh viện trên toàn quốc trong thời gian hành chính là khi nào?
Giờ làm việc bệnh viện trên toàn quốc trong thời gian hành chính là khi nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 96/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh có giải thích giờ làm việc bệnh viện hay giờ làm việc hành chính của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là khoảng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xác định, công bố công khai để giải quyết các công việc hành chính của cơ sở bảo đảm phù hợp với quy định về thời giờ làm việc của pháp luật về lao động.
Do đó, giờ làm việc hành chính của các bệnh viện trên toàn quốc là do bệnh viện đó xác định công bố.
Về thời giờ làm việc bình thường, Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Thời giờ làm việc bình thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.
Theo đó số giờ làm bình thường của người lao động không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần đối với thời giờ làm việc bình thường.
Trường hợp làm việc theo tuần, thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần.
Theo đó giờ làm việc bệnh viện cũng cần đảm bảo thời gian làm việc nêu trên.
Có thể tham khảo một số khung giờ làm việc bệnh viện lớn trên toàn quốc sau đây:
Hồ Chí Minh:
Tên bệnh viện | Địa chỉ | Ghi chú |
Bệnh viện Chợ Rẫy | 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. | Từ 7h - 16h (không nghỉ trưa) từ thứ 2 - thứ 6. Thứ 7: 7h - 11h. Riêng chủ nhật không khám bệnh, chỉ tiếp nhận cấp cứu. |
Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM | 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh | Từ 6h30 - 16h30 từ thứ 2 - thứ 6. Thứ 7: 6h30 - 12h. Riêng chủ nhật không khám bệnh, chỉ tiếp nhận cấp cứu. |
Bệnh viện Quân Y 175 | 786 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh | Từ 7h - 20h từ thứ 2 - thứ 6. Thứ 7: 6h30 - 17h |
Hà Nội:
Tên bệnh viện | Địa chỉ | Ghi chú |
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 | 1 Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội. | Từ 7h - 16h (không nghỉ trưa) từ thứ 2 - thứ 6. Thứ 7: 7h - 11h. Riêng chủ nhật không khám bệnh, chỉ tiếp nhận cấp cứu. |
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội | 1 Tôn Thất Tùng, Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội | Đối với Khoa Khám bệnh đa khoa: Mở cửa từ thứ 2 - thứ 6, trong khoảng thời gian từ 6 giờ 30 - 17 giờ 00. Đối với khoa Khám theo yêu cầu: Mở cửa từ thứ 2 - thứ 7, trong khoảng thời gian từ 6 giờ 30 - 17 giờ 00. Đối với khoa Khám sức khỏe định kỳ: Khám sức khỏe cá nhân (từ thứ 2 - thứ 6); khám đoàn và công ty (từ thứ 2 - thứ 7), trong khoảng thời gian từ 6 giờ 30 - 17 giờ 00. |
Giờ làm việc bệnh viện trên toàn quốc trong thời gian hành chính trên toàn quốc là khi nào?
Bác sĩ có bắt buộc phải có giấy phép hành nghề không?
Căn cứ tại Điều 26 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định:
Chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề
1. Chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề bao gồm:
a) Bác sỹ;
b) Y sỹ;
c) Điều dưỡng;
d) Hộ sinh;
đ) Kỹ thuật y;
e) Dinh dưỡng lâm sàng;
g) Cấp cứu viên ngoại viện;
h) Tâm lý lâm sàng;
i) Lương y;
k) Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
2. Chính phủ quy định chức danh chuyên môn và điều kiện cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hành nghề, thu hồi giấy phép hành nghề đối với chức danh chuyên môn được bổ sung ngoài các chức danh quy định tại khoản 1 Điều này phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ sau khi báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định phạm vi hành nghề đối với từng chức danh chuyên môn.
Theo đó, bác sĩ là một trong những chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề.
05 trường hợp bác sĩ có quyền từ chối chữa bệnh cho bệnh nhân là gì?
Căn cứ Điều 40 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định bác sĩ được quyền từ chối chữa bệnh nếu rơi vào 5 trường hợp sau đây:
1. Tiên lượng tình trạng bệnh vượt quá khả năng hoặc không thuộc phạm vi hành nghề của mình
2. Việc khám bệnh, chữa bệnh trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp;
3. Người bệnh, thân nhân của người bệnh có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề khi đang thực hiện nhiệm vụ, trừ trường hợp người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi;
4. Người bệnh yêu cầu phương pháp khám bệnh, chữa bệnh không phù hợp với quy định về chuyên môn kỹ thuật;
5. Người bệnh, người đại diện của người bệnh quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 15 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 về việc thực hiện quyền của người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự, người bệnh là người chưa thành niên và người bệnh không có thân nhân.
Đối tượng này không chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề sau khi đã được người hành nghề tư vấn, vận động thuyết phục mà việc không chấp hành này có nguy cơ gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?