Giấy phép môi trường là gì? Đối tượng nào phải có? Trường hợp kết quả quan trắc môi trường lao động không bảo đảm, cơ sở lao động thực hiện thế nào?

Giấy phép môi trường là loại giấy phép gì? Đối tượng nào phải có giấy phép môi trường? Nếu kết quả quan trắc môi trường lao động không bảo đảm, cơ sở lao động thực hiện thế nào?

Giấy phép môi trường là gì?

Theo Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
7. Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
8. Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
9. Đăng ký môi trường là việc chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước các nội dung liên quan đến xả chất thải và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi chung là dự án đầu tư, cơ sở).
10. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là quy định bắt buộc áp dụng mức giới hạn của thông số về chất lượng môi trường, hàm lượng của chất ô nhiễm có trong nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, thiết bị, sản phẩm, hàng hóa, chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
...

Theo đó giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Giấy phép môi trường là gì? Đối tượng nào phải có? Trường hợp kết quả quan trắc môi trường lao động không bảo đảm, cơ sở lao động thực hiện thế nào?

Giấy phép môi trường là gì? Đối tượng nào phải có? Trường hợp kết quả quan trắc môi trường lao động không bảo đảm, cơ sở lao động thực hiện thế nào? (Hình từ Internet)

Đối tượng nào phải có giấy phép môi trường?

Theo Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định:

Đối tượng phải có giấy phép môi trường
1. Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
2. Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.

Theo đó các đối tượng phải có giấy phép môi trường gồm:

- Những dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.

- Các dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020.

Lưu ý: nếu dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.

Trường hợp kết quả quan trắc môi trường lao động không bảo đảm, cơ sở lao động thực hiện thế nào?

Theo Điều 37 Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định về quy trình thực hiện quan trắc môi trường lao động như sau:

- Trước khi thực hiện quan trắc môi trường lao động, tổ chức quan trắc môi trường lao động đảm bảo máy móc, thiết bị phục vụ quan trắc môi trường lao động được hiệu chỉnh, hiệu chuẩn theo đúng quy định của pháp luật.

- Thực hiện đúng và đầy đủ quy trình quan trắc môi trường lao động đã cam kết.

- Thông báo trung thực kết quả quan trắc môi trường lao động cho người sử dụng lao động.

- Trường hợp kết quả quan trắc môi trường lao động không bảo đảm, cơ sở lao động thực hiện như sau:

+ Triển khai biện pháp cải thiện điều kiện lao động, giảm thiểu yếu tố có hại và phòng chống bệnh nghề nghiệp;

+ Tổ chức khám sức khỏe phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp cho người lao động ở các vị trí có môi trường lao động không đảm bảo;

+ Bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

Thuật ngữ pháp lý
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Khoa học là gì? Nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia được thuê nhà ở công vụ đúng không?
Lao động tiền lương
Đô thị là gì, vai trò của đô thị đối với kinh tế xã hội thế nào? Người lao động khu vực đô thị được thuê nhà ở xã hội đúng không?
Lao động tiền lương
Địa chất là gì, ngành địa chất là gì, ngành địa chất học ra trường làm gì?
Lao động tiền lương
Mã hoá dữ liệu là gì, ví dụ về mã hóa dữ liệu trên máy tính? Không phúc khảo khi thi nâng ngạch công chức trên máy tính đúng không?
Lao động tiền lương
Dữ liệu mở là gì, tại sao chúng ta cần dữ liệu mở? Cập nhật dữ liệu về sổ bảo hiểm xã hội ra sao?
Lao động tiền lương
Tội phạm mạng là gì? Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được tổ chức bồi dưỡng kiến thức về an ninh mạng không?
Lao động tiền lương
Dữ liệu số là gì, ví dụ về dữ liệu số, đặc điểm của dữ liệu số thế nào? Thông tin, dữ liệu về cầu lao động gồm những thông tin nào?
Lao động tiền lương
An sinh xã hội là gì? Ví dụ về an sinh xã hội? Chính sách an sinh xã hội có bao gồm bảo hiểm xã hội không?
Lao động tiền lương
Bảo vật quốc gia là gì, các bảo vật quốc gia Việt Nam tiêu biểu? Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ Di sản viên hạng 1 thế nào?
Lao động tiền lương
Di sản văn hóa là gì? Di sản văn hóa Việt Nam được UNESCO công nhận? Công việc của chuyên viên cao cấp về quản lý lĩnh vực di sản văn hóa ra sao?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thuật ngữ pháp lý
2,419 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuật ngữ pháp lý

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuật ngữ pháp lý

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Trọn bộ văn bản hướng dẫn Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2024 Trọn bộ quy định về đánh giá tác động môi trường áp dụng năm 2024 Tổng hợp văn bản về Giấy phép môi trường
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào