Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật được cấp lại trong những trường hợp nào?
- Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật được cấp lại trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải được nộp trước khi hết hạn bao lâu?
- Tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật có nghĩa vụ gì?
Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật được cấp lại trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 05/2015/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Trình tự và thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề
1. Giấy chứng nhận hành nghề được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
a) Bị mất, sai sót, hư hỏng hoặc thay đổi thông tin liên quan đến tên của tổ chức hành nghề;
b) Có sự thay đổi về địa chỉ, phạm vi, quy mô hành nghề;
c) Hết hạn.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề đối với các trường hợp tại điểm a Khoản 1 Điều 6 của Thông tư này:
a) Đơn đề nghị cấp lại theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật đã được cấp (trừ trường hợp bị mất);
c) Bản sao giấy tờ chứng minh việc thay đổi tên của tổ chức hành nghề (đối với trường hợp thay đổi tên).
3. Hồ sơ đề nghị cấp lại đối với các trường hợp tại điểm b, c Khoản 1 Điều 6 của Thông tư này:
a) Đơn đề nghị cấp lại theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao chụp mang theo bản chính để đối chiếu Bằng tốt nghiệp trình độ từ đại học trở lên của người trực tiếp quản lý điều hành (trong trường hợp có thay đổi người trực tiếp quản lý, điều hành);
c) Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp của người trực tiếp quản lý, điều hành và những người trực tiếp thực hiện xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;
d) Danh sách người trực tiếp thực hiện xử lý đã được cấp Thẻ hành nghề tại thời điểm đề nghị;
đ) Bản thuyết minh về quy trình kỹ thuật, phương tiện, danh mục trang thiết bị hành nghề tại thời điểm đề nghị;
e) Bản sao chụp các giấy tờ quy định tại điểm d, đ Khoản 1 Điều 4 của Thông tư này.
4. Trình tự, thủ tục cấp lại
a) Đối với các trường hợp quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 6 của Thông tư này: căn cứ hồ sơ, Cục Bảo vệ thực vật cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ;
b) Đối với các trường hợp quy định tại điểm b, c Khoản 1 Điều 6 của Thông tư này: trình tự thủ tục thực hiện theo quy định tại Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 5 của Thông tư này.
Theo đó, Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
- Bị mất, sai sót, hư hỏng;
- Thay đổi thông tin liên quan đến tên của tổ chức hành nghề;
- Có sự thay đổi về địa chỉ, phạm vi, quy mô hành nghề;
- Hết hạn.
Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật được cấp lại trong những trường hợp nào?
Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải được nộp trước khi hết hạn bao lâu?
Căn cứ theo Điều 40 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định như sau:
Hiệu lực của Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
1. Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật có giá trị trong thời hạn 05 năm.
2. Trước 03 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật hết hạn, tổ chức hành nghề phải nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận trong trường hợp có nhu cầu tiếp tục hành nghề.
Theo đó, hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải được nộp trước khi Giấy phép hết hạn 03 tháng.
Tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật có nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 42 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013, tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật có những nghĩa vụ sau đây:
- Chỉ được phép hành nghề khi được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và duy trì các điều kiện theo quy định trong quá trình hoạt động;
- Chỉ được thực hiện dịch vụ xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật đúng quy định trong Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;
- Thực hiện việc xử lý theo chỉ định và chịu sự giám sát của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong trường hợp phải xử lý vật thể bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát, sinh vật gây hại lạ;
- Bảo đảm không làm ảnh hưởng đến chất lượng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật được xử lý và sức khỏe cộng đồng;
- Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;
- Chấp hành quy định của pháp luật về hợp đồng, pháp luật về lao động và các nghĩa vụ khác;
- Định kỳ hàng năm báo cáo tình hình hoạt động xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật với cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?