Giáo dục nghề nghiệp là gì? Các loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam gồm cơ sở nào?

Theo quy định hiện hành giáo dục nghề nghiệp là gì? Các loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam gồm cơ sở nào?

Giáo dục nghề nghiệp là gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên.

Đồng thời, Điều 36 Luật Giáo dục 2019 quy định giáo dục nghề nghiệp nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học trình độ cao hơn.

Xem thêm:

>> Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên có thuộc hệ thống giáo dục quốc dân hay không?

Giáo dục nghề nghiệp là gì? Các loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam gồm cơ sở nào?

Giáo dục nghề nghiệp là gì? Các loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam gồm cơ sở nào? (Hình từ Internet)

Các loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam gồm cơ sở nào?

Căn cứ Điều 5 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm:

- Trung tâm giáo dục nghề nghiệp;

- Trường trung cấp;

- Trường cao đẳng.

Các loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tổ chức như sau:

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, do Nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm cơ sở giáo dục nghề nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hưởng chính sách nào?

Căn cứ tại Điều 26 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định:

Chính sách đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hưởng chính sách sau đây:
a) Được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất, cơ sở vật chất; được ưu đãi về tín dụng để đầu tư cơ sở vật chất hoặc nâng cao chất lượng đào tạo; ưu đãi thuế theo quy định của pháp luật về thuế; miễn thuế đối với phần thu nhập không chia của cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp để lại để đầu tư phát triển; miễn, giảm thuế theo quy định đối với lợi nhuận thu được từ sản phẩm, dịch vụ được tạo ra từ hoạt động đào tạo; ưu đãi về thuế đối với việc sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phù hợp với hoạt động đào tạo, xuất bản giáo trình, tài liệu dạy học, sản xuất và cung ứng thiết bị đào tạo, nhập khẩu sách, báo, tài liệu, thiết bị đào tạo;
b) Tham gia đấu thầu, nhận đặt hàng đào tạo của Nhà nước theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước;
c) Vay vốn ưu đãi từ các chương trình, dự án trong nước và nước ngoài;
d) Tham gia chương trình bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp trong nước và nước ngoài bằng kinh phí từ ngân sách nhà nước;
đ) Hỗ trợ đầu tư bảo đảm các điều kiện để tiếp nhận học sinh phổ thông dân tộc nội trú khi ra trường vào học nghề;
e) Hỗ trợ phát triển đào tạo các ngành, nghề đáp ứng nhu cầu học tập của người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
g) Các chính sách khuyến khích xã hội hóa theo quy định của pháp luật.
2. Ủy ban nhân dân các cấp tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thực hiện các hoạt động đào tạo, phổ biến tiến bộ khoa học, kỹ thuật và chuyển giao công nghệ.

Theo đó, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hưởng chính sách sau đây:

- Được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất, cơ sở vật chất; được ưu đãi về tín dụng để đầu tư cơ sở vật chất hoặc nâng cao chất lượng đào tạo; ưu đãi thuế theo quy định của pháp luật về thuế; miễn thuế đối với phần thu nhập không chia của cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp để lại để đầu tư phát triển; miễn, giảm thuế theo quy định đối với lợi nhuận thu được từ sản phẩm, dịch vụ được tạo ra từ hoạt động đào tạo; ưu đãi về thuế đối với việc sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phù hợp với hoạt động đào tạo, xuất bản giáo trình, tài liệu dạy học, sản xuất và cung ứng thiết bị đào tạo, nhập khẩu sách, báo, tài liệu, thiết bị đào tạo;

- Tham gia đấu thầu, nhận đặt hàng đào tạo của Nhà nước theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước;

- Vay vốn ưu đãi từ các chương trình, dự án trong nước và nước ngoài;

- Tham gia chương trình bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp trong nước và nước ngoài bằng kinh phí từ ngân sách nhà nước;

- Hỗ trợ đầu tư bảo đảm các điều kiện để tiếp nhận học sinh phổ thông dân tộc nội trú khi ra trường vào học nghề;

- Hỗ trợ phát triển đào tạo các ngành, nghề đáp ứng nhu cầu học tập của người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

- Các chính sách khuyến khích xã hội hóa theo quy định của pháp luật.

Giáo dục nghề nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Giáo dục nghề nghiệp là gì? Các loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam gồm cơ sở nào?
Lao động tiền lương
Tín chỉ là gì? Giáo dục nghề nghiệp áp dụng tín chỉ không? Mức lương giáo viên giáo dục nghề nghiệp thực hành từ 1/7/2024 ra sao?
Lao động tiền lương
Phương pháp đào tạo chính quy trong giáo dục nghề nghiệp phải đáp ứng yêu cầu gì?
Lao động tiền lương
Đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Chương trình đào tạo chính quy trong giáo dục nghề nghiệp được thực hiện như thế nào?
Lao động tiền lương
Khi nào cơ sở giáo dục nghề nghiệp được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp?
Lao động tiền lương
Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp có nhiệm vụ gì?
Lao động tiền lương
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tổ chức đào tạo thường xuyên đối với chương trình nào?
Lao động tiền lương
Chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì có được tuyển sinh không?
Lao động tiền lương
Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp có được thu phí kiểm định chất lượng không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Giáo dục nghề nghiệp
48 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giáo dục nghề nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giáo dục nghề nghiệp

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Danh sách văn bản hướng dẫn Chính sách giáo dục mới nhất hiện nay Tuyển sinh đại học, cao đẳng 2024: Tổng hợp văn bản về quy chế tuyển sinh Tổng hợp văn bản quan trọng về Giáo dục mầm non Tổng hợp văn bản quan trọng về Giáo dục tiểu học Tổng hợp văn bản quan trọng về Giáo dục phổ thông Tổng hợp văn bản quan trọng về Giáo dục thường xuyên
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào