Giao dịch liên kết là gì? Ví dụ về giao dịch liên kết? Công việc của chuyên viên chính về quản lý giao dịch điện tử là gì?
Giao dịch liên kết là gì? Ví dụ về giao dịch liên kết?
Theo Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
21. Các bên có quan hệ liên kết là các bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn vào doanh nghiệp; các bên cùng chịu sự điều hành, kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp bởi một tổ chức hoặc cá nhân; các bên cùng có một tổ chức hoặc cá nhân tham gia góp vốn; các doanh nghiệp được điều hành, kiểm soát bởi các cá nhân có mối quan hệ mật thiết trong cùng một gia đình.
22. Giao dịch liên kết là giao dịch giữa các bên có quan hệ liên kết.
23. Giao dịch độc lập là giao dịch giữa các bên không có quan hệ liên kết.
24. Nguyên tắc giao dịch độc lập là nguyên tắc được áp dụng trong kê khai, xác định giá tính thuế đối với người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết nhằm phản ánh điều kiện giao dịch trong giao dịch liên kết tương đương với điều kiện trong giao dịch độc lập.
...
Theo đó có thể hiểu giao dịch liên kết là các giao dịch tài chính, thương mại hoặc kinh tế giữa các bên có mối quan hệ liên kết với nhau. Các bên này có thể là công ty mẹ - công ty con, các công ty con trong cùng một tập đoàn, hoặc các đối tác liên doanh.
Ví dụ về giao dịch liên kết:
- Công ty mẹ và công ty con: Công ty A (công ty mẹ) bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ cho Công ty B (công ty con của A). Đây là một giao dịch liên kết vì Công ty A và B có mối quan hệ mẹ - con.
- Các công ty con trong cùng tập đoàn: Công ty C và Công ty D đều là công ty con của Tập đoàn E. Khi Công ty C mua nguyên liệu từ Công ty D, đây cũng là một giao dịch liên kết.
- Đối tác liên doanh: Công ty F và Công ty G là đối tác liên doanh trong một dự án. Khi Công ty F cung cấp dịch vụ tư vấn cho Công ty G trong dự án này, giao dịch này được coi là giao dịch liên kết.
Giao dịch liên kết là gì? Ví dụ về giao dịch liên kết? (Hình từ Internet)
Chuyên viên chính về quản lý giao dịch điện tử phải có kinh nghiệm như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 3 Mục II Khung năng lực vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành thông tin và truyền thông quy định tại Phụ lục III kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BTTTT thì chuyên viên chính về quản lý giao dịch điện tử phải có kinh nghiệm như sau:
- Có thời gian giữ ngạch chuyên viên và tương đương từ đủ 09 năm trở lên. Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch chuyên viên thì thời gian giữ ngạch chuyên viên tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng).
- Trong thời gian giữ ngạch chuyên viên hoặc tương đương đã chủ trì hoặc tham gia xây dựng, thẩm định ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.
Chuyên viên chính về quản lý giao dịch điện tử phải thực hiện công việc gì?
Căn cứ tiểu mục 44 Mục X Bản mô tả công việc vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành thông tin và truyền thông trong các cơ quan, tổ chức quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BTTTT thì chuyên viên chính về quản lý giao dịch điện tử phải thực hiện những công việc sau đây:
Tên vị trí việc làm | Ngạch công chức tương ứng | Mục tiêu vị trí việc làm | MÔ TẢ CÔNG VIỆC |
Chuyên viên chính về quản lý giao dịch điện tử | Chuyên viên chính | Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, tham mưu xây dựng văn bản pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án quan trọng lĩnh vực giao dịch điện tử; chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực thi các nhiệm vụ chuyên môn theo mảng việc được phân công | - Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng, hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thi hành các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án quan trọng về giao dịch điện tử. - Chủ trì hoặc tham gia sơ kết, tổng kết, đánh giá và báo cáo việc thực hiện các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án quan trọng về giao dịch điện tử. - Chủ trì hoặc tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm về công tác hoạch định và thực thi chính sách về giao dịch điện tử. - Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ theo nhiệm vụ được phân công, cụ thể: + Thẩm định, giải quyết thủ tục hành chính về giao dịch điện tử. + Thúc đẩy phát triển hoạt động giao dịch điện tử. + xây dựng các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật, quản lý chất lượng trong lĩnh vực giao dịch điện tử; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát sự tuân thủ đối với các hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử theo quy định pháp luật + Quản lý phát triển hạ tầng công nghệ cho hoạt động giao dịch điện tử. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do cấp trên phân công. |
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
- Bắt đầu điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng của các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước nếu thỏa mãn điều kiện gì?
- Tiếp tục tăng lương hưu vào 2025 cho 09 đối tượng CBCCVC và LLVT khi đáp ứng điều kiện gì?
- Chỉ áp dụng lương cơ sở 2.34 triệu để tính lương đến khi đề xuất 05 bảng lương mới lên Trung ương được thông qua đúng không?