Giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội là gì?
Giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội là gì?
Căn cứ tại Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Giải thích từ ngữ
...
7. Thân nhân là con đẻ, con nuôi, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng của người tham gia bảo hiểm xã hội hoặc thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
8. Người thụ hưởng là đối tượng đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
9. Đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội là việc người sử dụng lao động, người lao động nộp hồ sơ kê khai thông tin về người lao động, người sử dụng lao động, tiền lương, thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, phương thức đóng và các nội dung khác có liên quan theo quy định của pháp luật để tham gia bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
10. Giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội là giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử bao gồm đăng ký tham gia, cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng bảo hiểm xã hội; giải quyết, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội và các hoạt động khác trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
11. Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm là cơ sở dữ liệu dùng chung tập hợp thông tin về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế được số hóa, chuẩn hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
12. Bản sao các giấy tờ dùng để thực hiện bảo hiểm xã hội quy định tại Luật này là giấy tờ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp từ sổ gốc;
b) Được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực từ bản chính;
c) Trường hợp khác do Chính phủ quy định.
Theo đó, giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội là giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử bao gồm đăng ký tham gia, cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng bảo hiểm xã hội; giải quyết, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội và các hoạt động khác trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
Giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội là gì?
Giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội có giá trị pháp lý thế nào?
Căn cứ tại Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội thì thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này và pháp luật về giao dịch điện tử.
2. Hồ sơ, chứng từ sử dụng trong giao dịch điện tử thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị pháp lý tương đương với giao dịch bằng bản giấy.
3. Chậm nhất là ngày 01 tháng 01 năm 2027, cơ quan bảo hiểm xã hội phải bảo đảm điều kiện để thực hiện giao dịch điện tử thuộc lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này và việc điều chỉnh, cắt giảm, đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội từ giao dịch bằng bản giấy theo quy định của Luật này sang giao dịch điện tử để bảo đảm thuận tiện cho người tham gia và người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Theo đó, giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội có giá trị pháp lý tương đương với giao dịch bằng bản giấy.
Hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội là gì?
Căn cứ tại Điều 9 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Chiếm dụng tiền hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
3. Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đối tượng tham gia, thụ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
4. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
5. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp trái pháp luật.
6. Truy cập, khai thác, cung cấp cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trái pháp luật.
7. Đăng ký, báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
8. Thông đồng, móc nối, bao che, giúp sức cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
9. Cầm cố, mua bán, thế chấp, đặt cọc sổ bảo hiểm xã hội dưới mọi hình thức.
10. Hành vi khác theo quy định của luật.
Theo đó, hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội là:
- Chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp.
- Chiếm dụng tiền hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
- Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng tham gia, thụ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
- Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
- Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp trái pháp luật.
- Truy cập, khai thác, cung cấp cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trái pháp luật.
- Đăng ký, báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
- Thông đồng, móc nối, bao che, giúp sức cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
- Cầm cố, mua bán, thế chấp, đặt cọc sổ bảo hiểm xã hội dưới mọi hình thức.
- Hành vi khác theo quy định của luật.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?