Giảng viên đại học công lập cần có tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp ra sao?
Thế nào được gọi là giảng viên?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật Giáo dục 2019 có đề cập như sau:
Vị trí, vai trò của nhà giáo
1. Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục, trừ cơ sở giáo dục quy định tại điểm c khoản 1 Điều 65 của Luật này.
Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên; nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên.
...
Như vậy, theo quy định pháp luật thì giảng viên được hiểu là nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên.
Bên cạnh đó, giảng viên phải đáp ứng yêu cầu về trình độ đào tạo như sau:
Căn cứ theo Điều 72 Luật Giáo dục 2019 thì trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo nói chung và giảng viên nói riêng cần các tiêu chuẩn sau:
- Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
- Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
- Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
- Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Giảng viên đại học công lập cần có tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp ra sao?
Giảng viên đại học công lập cần có tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp ra sao?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp đối với giảng viên đại học công lập như sau:
Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp
1. Tâm huyết với nghề, giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hòa nhã với sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh (sau đây gọi chung là người học); bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.
2. Tận tụy với công việc; thực hiện đúng nội quy, quy chế của cơ sở giáo dục đại học công lập và các quy định pháp luật của ngành.
3. Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.
4. Các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó giảng viên đại học công lập phải đáp ứng 04 tiêu chuẩn nêu trên bao gồm sự tâm huyết, tận tụy, công bằng và theo quy định pháp luật.
Giảng viên đại học công lập có yêu cầu trình độ ngoại ngữ không?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT quy định về mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập trong đó giảng viên gồm 3 hạng như sau:
- Giảng viên cao cấp (hạng 1)- Mã số: V.07.01.01
- Giảng viên chính (hạng 2)- Mã số: V.07.01.02
- Giảng viên (hạng 3) - Mã số: V.07.01.03
Mỗi hạng sẽ có những yêu cầu khác nhau về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cụ thể:
* Đối với giảng viên (hạng 3):
Căn cứ điểm d khoản 3 Điều 5 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Giảng viên (hạng III) - Mã số: V.07.01.03
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
...
d) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh giảng viên (hạng III).
Theo đó để trở thành giảng viên hạng 3 phải có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh giảng viên (hạng 3).
* Giảng viên chính (hạng 2):
Căn cứ điểm c khoản 3 Điều 6 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Giảng viên chính (hạng II) - Mã số: V.07.01.02
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;
...
c) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh giảng viên chính (hạng II);
...
Theo đó để trở thành giảng viên chính hạng 2 phải có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh giảng viên chính (hạng 2).
* Giảng viên cao cấp (hạng 1):
Căn cứ điểm g khoản 3 Điều 7 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Giảng viên cao cấp (hạng 1) - Mã số: V.07.01.01
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;
...
g) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh giảng viên cao cấp (hạng I);
...
Theo đó để trở thành giảng viên cao cấp hạng 1 phải có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh giảng viên cao cấp (hạng 1).
Như vậy để trở thành giảng viên đại học công lập, người dự tuyển phải đáp ứng yêu cầu về khả năng sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh tương ứng.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?