Giáng chức là gì? Trường hợp nào công chức giữ chức vụ lãnh đạo bị giáng chức?

Giáng chức được hiểu như thế nào? Trường hợp nào công chức giữ chức vụ lãnh đạo bị giáng chức?

Giáng chức là gì?

Giáng chức và cách chức là hai trong số các hình thức kỷ luật cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Căn cứ khoản 8 và khoản 9 Điều 7 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định về giải thích từ ngữ như sau: Giáng chức là việc công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị hạ xuống chức vụ thấp hơn.

Giáng chức thường được coi là hình thức kỷ luật nhẹ hơn so với cách chức, vì người bị giáng chức vẫn có thể tiếp tục làm việc trong tổ chức nhưng ở một vị trí thấp hơn.

Giáng chức là gì? Trường hợp nào công chức giữ chức vụ lãnh đạo bị giáng chức?

Giáng chức là gì? Trường hợp nào công chức giữ chức vụ lãnh đạo bị giáng chức?

Xử lý kỷ luật công chức bằng hình thức giáng chức được không?

Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức như sau:

Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức
1. Áp dụng đối với cán bộ
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Cách chức.
d) Bãi nhiệm.
2. Áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Hạ bậc lương.
d) Buộc thôi việc.
3. Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Giáng chức.
d) Cách chức.
đ) Buộc thôi việc.

Theo đó, công chức có hành vi vi phạm sẽ áp dụng các hình thức kỷ luật sau:

(1) Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:

- Khiển trách.

- Cảnh cáo.

- Hạ bậc lương.

- Buộc thôi việc.

(2) Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:

- Khiển trách.

- Cảnh cáo.

- Giáng chức.

- Cách chức.

- Buộc thôi việc.

Như vậy, hình thức xử lý kỷ luật giáng chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý sẽ không xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng chức.

Trường hợp nào công chức giữ chức vụ lãnh đạo bị giáng chức?

Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý như sau:

Áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
Hình thức kỷ luật giáng chức áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo theo quy định tại Điều 9 Nghị định này mà tái phạm;
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này;
3. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này.

Như vậy, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý sẽ bị kỷ luật giáng chức trong trường hợp sau:

- Công chức đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo mà tái phạm;

- Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, cụ thể:

Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không thực hiện đúng, đầy đủ chức trách, nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công;

+ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong phạm vi phụ trách mà không có biện pháp ngăn chặn.

- Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP, cụ thể:

1. Vi phạm quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức; quy định của pháp luật về thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức; kỷ luật lao động; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

2. Lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi; có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thi hành công vụ; xác nhận hoặc cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện;

3. Né tránh, đùn đẩy, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ chức trách, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao mà không có lý do chính đáng; không chấp hành quyết định điều động, phân công công tác của cấp có thẩm quyền; gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;

4. Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã hội; trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

5. Vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;

6. Vi phạm quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;

7. Vi phạm quy định về quy chế tập trung dân chủ, quy định về tuyên truyền, phát ngôn, quy định về bảo vệ chính trị nội bộ;

8. Vi phạm quy định của pháp luật về: đầu tư, xây dựng; đất đai, tài nguyên môi trường; tài chính, kế toán, ngân hàng; quản lý, sử dụng tài sản công trong quá trình thực thi công vụ;

9. Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của Đảng và của pháp luật liên quan đến cán bộ, công chức

Thuật ngữ lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Cưỡng bức lao động là gì? Hành vi lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn để tuyển dụng NLĐ với mục đích cưỡng bức lao động bị xử phạt thế nào?
Lao động tiền lương
Sổ quản lý lao động là gì? Có được lập sổ quản lý lao động bằng bản giấy không? Không lập sổ quản lý lao động được không?
Lao động tiền lương
Cung ứng lao động là gì, ví dụ? Quy định về cung ứng lao động đối với hợp đồng cung ứng lao động ra nước ngoài thế nào?
Lao động tiền lương
Thang bảng lương là gì? Mức lương tối thiểu vùng khi xây dựng thang bảng lương được quy định thế nào?
Lao động tiền lương
Bậc lương là gì, ví dụ? Cách tính bậc lương trong doanh nghiệp như thế nào?
Lao động tiền lương
Lương tạm ứng là gì? Ví dụ về lương tạm ứng? Quy định về tạm ứng lương cho nhân viên ra sao?
Lao động tiền lương
Nghỉ phép thường niên là gì? Quy định về nghỉ phép thường niên hiện nay như thế nào?
Lao động tiền lương
Năng lực pháp luật lao động là gì? Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động là gì?
Lao động tiền lương
Về hưu non là gì? Chế độ về hưu trước tuổi mới nhất: Giảm tỷ lệ lương hưu khi về hưu non đi bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Thử việc là gì? Thử việc được trả lương như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thuật ngữ lao động
170 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuật ngữ lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuật ngữ lao động

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào