Giám định viên hóa học có thể là công chức thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao không?
Giám định viên hóa học có thể là công chức thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao không?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 32/2022/TT-BCA có quy định giám định viên kỹ thuật hình sự trong đó có bao gồm: Giám định viên hóa học
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 32/2022/TT-BCA thì tiêu chuẩn giám định viên kỹ thuật hình sự theo khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012 được quy định cụ thể như sau:
- Là sĩ quan nghiệp vụ Công an, sĩ quan Quân đội nhân dân tại ngũ, công chức thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
- Có văn bằng giáo dục đại học trở lên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân hoặc văn bằng giáo dục đại học do cơ sở giáo dục đại học nước ngoài cấp được công nhận theo điều ước quốc tế do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền ký. Cụ thể:
Giám định viên hóa học: thuộc một trong nhóm ngành dược học; ngành hóa học; ngành công nghệ kỹ thuật hóa học; ngành kỹ thuật hoá học; ngành công nghệ kỹ thuật môi trường; ngành công nghệ thực phẩm; ngành sư phạm hóa học; ngành địa chất học; ngành chỉ huy kỹ thuật hóa học.
- Đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định kỹ thuật hình sự trong lĩnh vực chuyên ngành được đào tạo từ đủ 03 năm trở lên (không tính thời gian tham gia học các loại hình đào tạo trong giờ hành chính) sau khi tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành đề nghị bổ nhiệm giám định viên.
- Có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ giám định ở chuyên ngành được đề nghị bổ nhiệm do Viện Khoa học hình sự hoặc cơ quan khoa học hình sự ở nước ngoài được công nhận tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về giáo dục và điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền ký.
Như vậy, giám định viên hóa học có thể là công chức thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Giám định viên hóa học có thể là công chức thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao không?
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 32/2022/TT-BCA về giám định viên lĩnh vực kỹ thuật hình sự; tiêu chuẩn bổ nhiệm chức danh giám định viên lĩnh vực kỹ thuật hình sự, pháp y trong Công an nhân dân; công bố tổ chức, người giám định theo vụ việc trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành, có quy định về hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự như sau:
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự
1. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự được làm thành 02 bộ, ngoài các văn bản quy định tại Điều 8 Luật Giám định tư pháp còn phải có các văn bản sau:
a) Bản tự kiểm điểm của người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự trong thời gian giúp việc đối với hoạt động giám định kỹ thuật hình sự có nhận xét của đơn vị nơi người được đề nghị bổ nhiệm làm việc.
b) 02 ảnh màu cỡ 2cmx3cm, ảnh trung thực, rõ nét, phông ảnh màu xanh nước biển, không đeo kính, mặc trang phục xuân hè, đeo số hiệu, đội mũ đúng điều lệnh Công an nhân dân, Quân đội nhân dân và đúng quy định của Viện kiểm sát nhân dân.
2. Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự được làm thành 02 bộ và thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Giám định tư pháp.
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên và Điều 8 Luật Giám định tư pháp 2012 (sửa đổi bởi điểm a, b khoản 4 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020) hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự gồm:
+ Văn bản đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp hoặc đơn đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp.
+ Bản sao bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn được đề nghị bổ nhiệm.
+ Sơ yếu lý lịch và Phiếu lý lịch tư pháp. Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp đang là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng thì không cần có Phiếu lý lịch tư pháp.
+ Giấy xác nhận về thời gian thực tế hoạt động chuyên môn của cơ quan, tổ chức nơi người được đề nghị bổ nhiệm làm việc.
+ Chứng chỉ đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự.
+ Các giấy tờ khác chứng minh người được đề nghị bổ nhiệm đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý lĩnh vực giám định.
+ Bản tự kiểm điểm của người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự trong thời gian giúp việc đối với hoạt động giám định kỹ thuật hình sự có nhận xét của đơn vị nơi người được đề nghị bổ nhiệm làm việc.
+ 02 ảnh màu cỡ 2cmx3cm, ảnh trung thực, rõ nét, phông ảnh màu xanh nước biển, không đeo kính, mặc trang phục xuân hè, đeo số hiệu, đội mũ đúng điều lệnh Công an nhân dân, Quân đội nhân dân và đúng quy định của Viện kiểm sát nhân dân.
Hoạt động giám định đối với các chuyên ngành giám định phải thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 32/2022/TT-BCA quy định hoạt động giám định đối với các chuyên ngành giám định phải thực hiện như sau:
Các loại vụ, việc khi tiến hành giám định phải do giám định viên chuyên ngành đó thực hiện theo quy chuẩn chuyên môn, quy trình giám định hoặc phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ.
Đối với một vụ, việc cần nhiều giám định viên chuyên ngành khác nhau thực hiện thì các giám định viên đó phải có chuyên môn phù hợp, tuân thủ theo quy chuẩn chuyên môn, quy trình giám định hoặc phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ thuộc chuyên ngành đó quy định.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?