Giám định mức suy giảm khả năng lao động chủ động để làm gì?
Giám định mức suy giảm khả năng lao động để làm gì?
Để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội do tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, người lao động cần đáp ứng điều kiện bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn hoặc bị bệnh quy định tại Điều 45 Luật An toàn Vệ sinh lao động 2015 và Điều 46 Luật An toàn Vệ sinh lao động 2015.
Theo đó, để xác được mức suy giảm khả năng lao động của người lao động là bao nhiêu thì cần làm các giám định suy giảm khả năng lao động. Mặt khác thủ tục để hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc cần có biên bản giám định.
Bên cạnh việc làm giám định để hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người lao động cũng cần làm giám định để hưởng chế độ hưu trí hay chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần.
Giám định mức suy giảm khả năng lao động chủ động để làm gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ, thủ tục giám định mức suy giảm khả năng lao động lần đầu được thực hiện như thế nào?
* Về hồ sơ giám định mức suy giảm khả năng lao động lần đầu
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT, được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT hồ sơ khám giám định lần đầu do tai nạn lao động bao gồm các giấy tờ sau:
- Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động:
+ Sử dụng mẫu tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT đối với người bị tai nạn lao động thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định, hoặc
+ Sử dụng Giấy đề nghị khám giám định theo Phụ lục 2 kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT đối với người lao động không còn thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định.
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho người lao động) cấp theo mẫu quy định tại Quyết định 4069/2001/QĐ-BYT.
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản Điều tra tai nạn lao động
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án.
+ Trường hợp người lao động không điều trị nội trú hoặc ngoại trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật phù hợp với thời điểm xảy ra tai nạn lao động và tổn thương đề nghị giám định.
+ Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015: Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án phải ghi rõ tổn thương do tai nạn lao động không có khả năng điều trị ổn định.
- Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.
Theo khoản 3 Điều 11 Thông tư 56/2017/TT- BYT, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ giám định tai nạn lao động lần đầu cho người lao động. Do đó, người lao động bị tai nạn lao động cần cung cấp các giấy tờ cần thiết doanh nghiệp có thể nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ.
* Về thủ tục giám định mức suy giảm khả năng lao động lần đầu
Căn cứ theo hướng dẫn tại phần II, Phụ lục I quy định về thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ y tế, ban hành kèm theo Quyết định 2968/QĐ-BYT năm 2018, thủ tục khám giám định sức khỏe lần đầu do tai nạn lao động được thực hiện như sau:
Bước 1: Người lao động và doanh nghiệp phối hợp hoàn thiện hồ sơ đề nghị khám giám định.
Bước 2: Người lao động hoặc doanh nghiệp gửi hồ sơ xin giám định cho Cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh.
Phương thức nộp hồ sơ: Trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện.
Bước 3: Hội đồng giám định y khoa tổ chức khám giám định sức khỏe cho người lao động bị tai nạn.
Căn cứ hồ sơ nhận được, Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa xem xét và tổ chức khám giám định theo đúng thời gian quy định của pháp luật
Trường hợp không khám giám định, trong 10 ngày làm việc, Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh phải trả lời bằng văn bản cho phía người lao động/doanh nghiệp biết lý do.
Bước 4: Phát hành Biên bản giám định y khoa.
Trong 10 ngày làm việc tính từ khi Hội đồng giám định y khoa có kết luận, cơ quan thường trực Hội đồng Giám định y khoa có trách nhiệm phát hành Biên bản giám định y khoa.
Chi phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tai nạn lao động lần đầu do ai chi trả?
Căn cứ theo hướng dẫn tại phần II Phụ lục I quy định về thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ y tế, ban hành kèm theo Quyết định 2968/QĐ-BYT năm 2018, lệ phí khám giám định được thực hiện theo chế độ thu được quy định tại Thông tư 243/2016/TT-BTC với dịch vụ khám lâm sàng và cận lâm sàng phục vụ giám định y khoa.
Các chi phí này sẽ được chi trả bởi cơ quan bảo hiểm xã hội, bởi Điều 42 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 đã nêu rõ:
Sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với các trường hợp đủ điều kiện hưởng theo quy định tại Điều 45 và Điều 46 của Luật này; trả phí khám giám định đối với trường hợp người lao động chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 3 Điều 47 của Luật này mà kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Theo đó, người lao động và người sử dụng lao động đều không phải trả chi phí khám giám định tai nạn lao động lần đầu. Chi phí khám giám định sẽ do cơ quan bảo hiểm xã hội chịu trách nhiệm thanh toán.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?