Giá bảo hiểm y tế theo hộ gia đình từ 01/7/2024 mới nhất là bao nhiêu?
Mức lương cơ sở 2,34 triệu dùng để tính những khoản tiền nào?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
3. Đối với các cơ quan, đơn vị đang được áp dụng các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở trung ương: Thực hiện bảo lưu phần chênh lệch giữa tiền lương và thu nhập tăng thêm tháng 6 năm 2024 của cán bộ, công chức, viên chức với tiền lương từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 sau khi sửa đổi hoặc bãi bỏ cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù. Trong thời gian chưa sửa đổi hoặc bãi bỏ các cơ chế này thì thực hiện mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 2.340.000 đồng/tháng theo cơ chế đặc thù từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 6 năm 2024 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương ngạch, bậc khi nâng ngạch, nâng bậc). Trường hợp tính theo nguyên tắc trên, nếu mức tiền lương và thu nhập tăng thêm từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 theo cơ chế đặc thù thấp hơn mức tiền lương theo quy định chung thì thực hiện chế độ tiền lương theo quy định chung.
4. Chính phủ điều chỉnh mức lương cơ sở sau khi báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Theo đó, từ ngày 01/7/2024 sẽ áp dụng mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng. Mức lương này sẽ được dùng làm căn cứ để tính các khoản tiền sau:
- Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định 73/2024/NĐ-CP
- Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
- Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
Giá bảo hiểm y tế theo hộ gia đình từ 01/7/2024 mới nhất là bao nhiêu?
Giá bảo hiểm y tế theo hộ gia đình từ 01/7/2024 mới nhất là bao nhiêu?
Căn cứ theo điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định cụ thể về mức đóng hay giá mua BHYT theo hộ gia đình như sau:
- Người thứ nhất trong hộ gia đình đóng BHYT một tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở.
- Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất.
- Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Theo khoản 6 Điều 15 Luật bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 thì phương thức đóng BHYT hộ gia đình như sau: Định kỳ 3, 6 hoặc 12 tháng, đại diện hộ gia đình thực hiện đóng BHYT tại Đại lý thu hoặc Cơ quan BHXH.
Đồng thời, căn cứ theo mức lương cơ sở mới nhất 2,34 triệu, mức giá bảo hiểm y tế theo hộ gia đình năm 2024 từ ngày 01/7/2024 như sau:
Thành viên hộ gia đình | Giá mua theo tháng | Giá mua theo năm |
Người thứ 1 | 105.300 đồng | 1.263.600 đồng |
Người thứ 2 | 73.710 đồng | 884.520 đồng |
Người thứ 3 | 63.180 đồng | 758.160 đồng |
Người thứ 4 | 52.650 đồng | 631.800 đồng |
Từ người thứ 5 trở đi | 42.120 đồng | 505.440 đồng |
Pháp luật có quy định người lao động tự do là ai không?
Hiện nay, người lao động tự do chưa được giải thích cụ thể trong quy định pháp luật. Tuy nhiên, có thể hiểu rằng đối tượng lao động tự do là người lao động không bị ràng buộc bởi người sử dụng lao động hay không cần kí kết hợp đồng lao động nào.
Nếu theo cách hiểu này, đối tượng lao động tự do được xác định là rất rộng.
Như theo Nghị quyết 09/2021/NQ-HĐND về chế độ, chính sách đặc thù phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19, hỗ trợ người dân bị tác động bởi dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, có xác định đến một số đối tượng lao động tự do như sau:
+ Bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ trên đường phố;
+ Thu gom rác, phế liệu;
+ Bốc vác, vận chuyển hàng hóa;
+ Bán vé số lưu động;
+ Tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe (bao gồm cả bảo vệ);
Còn tại Quyết định 2379/QĐ-UBND năm 2021 về thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng có liệt kê thêm một số đối tượng lao động tự do bao gồm:
+ Thu gom rác, phế liệu, bốc vác, vận chuyển hàng hóa.
+ Lái xe mô tô 02 bánh chở khách (xe ôm), lái xe công nghệ 02 bánh.
+ Bán lẻ vé số lưu động, bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định.
+ Lao động giúp việc gia đình, lao động trong các cơ sở giáo dục mầm non.
Lưu ý: Trên đây chỉ liệt kê một số đối tượng lao động tự do không phải toàn bộ tất cả lao động tự do.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?