Ghi nhãn trong tiêu chuẩn về an toàn của bộ chuyển đổi điện dùng trong hệ thống quang điện như thế nào?

Cho tôi hỏi về việc ghi nhãn trong tiêu chuẩn về an toàn của bộ chuyển đổi điện dùng trong hệ thống quang điện như thế nào? Câu hỏi của anh T.T (Bến Tre)

Ghi nhãn trong tiêu chuẩn về an toàn của bộ chuyển đổi điện dùng trong hệ thống quang điện như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 5.1 Mục 5 TCVN 12231-1:2018 có quy định về ghi nhãn chung như sau:

Quy định chung

Thiết bị phải mang nhãn như quy định ở 5.1 và 5.2.

Ngoại trừ nhãn của các bộ phận bên trong, các nhãn này phải nhìn thấy được từ bên ngoài sau khi lắp đặt, hoặc có thể nhìn thấy sau khi tháo nắp hoặc mở cửa mà không cần sử dụng dụng cụ, nếu nắp hoặc cửa dự kiến được lấy ra hoặc được mở ra bởi người vận hành. Nhãn đặt lên thiết bị không được đặt lên các bộ phận mà có thể được tháo ra bởi người vận hành mà không cần sử dụng dụng cụ.

Đối với thiết bị được lắp trên giá hoặc trên tấm, cho phép ghi nhãn trên bề mặt mà sẽ nhìn thấy được sau khi lấy thiết bị ra khỏi giá hoặc tấm.

Ký hiệu bằng hình vẽ có thể được sử dụng và phải phù hợp với Phụ lục C hoặc IEC 60417 nếu thuộc đối tượng áp dụng. Ký hiệu bằng hình vẽ phải được giải thích trong tài liệu kèm theo của PCE.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

Độ bền của nhãn

Nhãn được yêu cầu ở điều này được đặt trên PCE phải luôn sạch và dễ nhìn trong các điều kiện sử dụng bình thường và chịu được ảnh hưởng của chất làm sạch quy định bởi nhà chế tạo.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và bằng cách thực hiện thử nghiệm dưới đây đối với độ bền của nhãn ở phía ngoài của thiết bị. Nhãn được lau nhanh bằng tay, không đặt lực quá mức, trong 30 s bằng vải thấm đẫm chất làm sạch quy định (hoặc, nếu không quy định, bằng cồn isopropyl). Nhãn vẫn phải nhìn thấy rõ ràng sau khi xử lý như trên và nhãn dính không bị lỏng lẻo hoặc trở nên quăn mép.

Nhận dạng

Thiết bị phải được ghi nhãn vĩnh viễn với tối thiểu là các yêu cầu sau:

a) tên hoặc nhãn thương mại của nhà chế tạo hoặc nhà cung cấp;

b) số model, tên hoặc các phương tiện khác để nhận dạng thiết bị;

c) số seri, mã hoặc nhãn khác cho phép nhận biết địa điểm chế tạo và lô chế tạo hoặc ngày chế tạo trong thời gian ba tháng.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

Thông số đặc trưng của thiết bị

Trừ khi có quy định khác ở các phần khác của bộ tiêu chuẩn này, các thông số đặc trưng dưới đây, nếu thuộc đối tượng áp dụng, phải được ghi nhãn trên thiết bị:

- điện áp vào, kiểu điện áp (xoay chiều hoặc một chiều), tần số và dòng điện liên tục lớn nhất đối với từng đầu vào;

- điện áp ra, kiểu điện áp (xoay chiều hoặc một chiều), tần số và dòng điện liên tục lớn nhất và đối với các đầu ra xoay chiều, công suất hoặc hệ số công suất đối với từng đầu ra;

- mã bảo vệ chống xâm nhập (IP) như ở 6.3 dưới đây.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

Nhận dạng cầu chảy

Nhãn phải được đặt gần từng cầu chảy hoặc đế cầu chảy hoặc trên đế cầu chảy, hoặc ở vị trí khác với điều kiện là thấy được rõ ràng là nhãn này áp dụng cho cầu chảy nào, nhãn chỉ ra thông số đặc trưng về dòng điện của cầu chảy và thông số đặc trưng về điện áp của cầu chảy, trong trường hợp các cầu chảy có thông số đặc trưng về điện áp khác nhau có thể được lắp vào.

Trong trường hợp cần các cầu chảy có đặc tính chảy đặc biệt như trễ thời gian hoặc khả năng cắt thì phải chỉ ra loại cầu chảy.

Đối với các cầu chảy không được đặt trong khu vực người vận hành tiếp cận và đối với cầu chảy hàn sẵn đặt trong khu vực người vận hành tiếp cận, cho phép cung cấp một tham khảo chéo đơn trị (ví dụ, F1, F2, v.v...) đến các hướng dẫn vận hành có các thông tin liên quan.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

Đầu nối, đấu nối và cơ cấu điều khiển

Nếu cần thiết cho an toàn, phải có chỉ dẫn về mục đích của đầu nối, bộ nối, cơ cấu điều khiển và bộ chỉ thị, và vị trí khác nhau của chúng, bao gồm đấu nối bất kỳ đối với lưu chất làm lạnh như nước và hệ thống thoát nước. Các ký hiệu ở Phụ lục C có thể được sử dụng và trong trường hợp không đủ chỗ, có thể sử dụng ký hiệu 9 ở Phụ lục C.

CHÚ THÍCH: Các chân riêng rẽ của bộ báo hiệu nhiều chân, cơ cấu điều khiển và bộ nối giao tiếp có thể không cần ghi nhãn.

Nút ấn và phần tử thao tác của cơ cấu dừng khẩn cấp và bóng đèn chỉ thị chỉ được sử dụng để chỉ ra cảnh báo nguy hiểm hoặc cần cho hành động khẩn cấp phải có màu đỏ.

Thiết bị nhiều điện áp phải được ghi nhãn để chỉ ra điện áp cụ thể mà nó được đặt khi được vận chuyển từ nhà máy. Cho phép nhãn là giấy gắn hoặc vật liệu không vĩnh cửu khác bất kỳ.

Thiết bị có các đầu nối một chiều phải được ghi nhãn rõ ràng chỉ ra cực tính đấu nối, với:

- dấu “+” là cực dương và dấu “-“ là cực âm; hoặc

- thể hiện bằng hình ảnh minh họa cho cực tính mà có thể xác định rõ ràng cực tính đúng.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

Đầu nối của dây dẫn bảo vệ

Phương tiện đấu nối dùng cho dây dẫn bảo vệ phải được ghi nhãn bằng:

- ký hiệu 7 của Phụ lục C; hoặc

- các chữ cái “PE”; hoặc

- mã hóa màu xanh lục-vàng.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

Thiết bị đóng cắt và áptômát

Các vị trí đóng và cắt của thiết bị đóng cắt và áptômát phải được ghi nhãn rõ ràng. Nếu thiết bị đóng cắt dạng nút ấn được sử dụng làm thiết bị đóng cắt nguồn, có thể sử dụng ký hiệu 10 và 16 ở Phụ lục C để chỉ ra vị trí đóng, hoặc ký hiệu 11 và 17 để chỉ ra vị trí cắt, với cặp các ký hiệu (10 và 16 hoặc 11 và 17) gần nhau.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

Thiết bị cấp II

Thiết bị sử dụng hoàn toàn phương tiện bảo vệ cấp II phải được ghi nhãn ký hiệu 12 ở Phụ lục C. Thiết bị chỉ được bảo vệ một phần bằng cách điện kép hoặc cách điện tăng cường không được mang ký hiệu 12 ở Phụ lục C.

Trong trường hợp thiết bị có dự phòng để nối dây dẫn nối đất cho lý do chức năng (xem 7.3.6.4) thì phải được ghi nhãn ký hiệu 6 ở Phụ lục C.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

Hộp kết nối dùng cho đấu nối bên ngoài

Trong trường hợp được yêu cầu bởi chú thích 1 ở Bảng 2 do nhiệt độ cao ở đầu nối hoặc bộ phận trong khoang đi dây, phải có nhãn nhìn thấy được bên cạnh đầu nối trước khi đấu nối, của:

a) thông số đặc trưng về nhiệt độ nhỏ nhất và cỡ cáp cần được nối với các đầu nối; hoặc

b) nhãn cảnh báo người lắp đặt cần tham khảo hướng dẫn lắp đặt. Ký hiệu 9 ở Phụ lục C là một nhãn có thể chấp nhận được.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét bằng mắt và bằng các phép đo nhiệt độ ở 4.3.

Ghi nhãn trong tiêu chuẩn về an toàn của bộ chuyển đổi điện dùng trong hệ thống quang điện như thế nào?

Ghi nhãn trong tiêu chuẩn về an toàn của bộ chuyển đổi điện dùng trong hệ thống quang điện như thế nào?

Thử nghiệm nhiệt về An toàn của bộ chuyển đổi điện dùng trong hệ thống quang điện yêu cầu quy định chung như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 4.3 Mục 4 TCVN 12231-1:2018 có quy định chung về thử nghiệm nhiệt như sau:

Điều này quy định các yêu cầu nhằm ngăn ngừa các mối nguy hiểm do:

- Các bộ phận chạm tới được vượt quá nhiệt độ an toàn; và

- Các thành phần, bộ phận, vật liệu cách điện và nhựa vượt quá nhiệt độ mà có thể làm suy giảm các đặc tính điện, cơ hoặc đặc tính khác liên quan đến an toàn trong quá trình sử dụng bình thường trong tuổi thọ dự kiến của thiết bị; và

- Kết cấu và bề mặt lắp đặt vượt quá nhiệt độ có thể làm suy giảm vật liệu trong tuổi thọ dự kiến của thiết bị.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12231-1:2018 áp dụng cho đối tượng nào?

Căn cứ theo Mục 1 TCVN 12231-1:2018 có quy định về đối tượng áp dụng tiêu chuẩn này như sau:

Các khía cạnh thuộc phạm vi áp dụng

Mục đích của các yêu cầu của tiêu chuẩn này là đảm bảo rằng thiết kế và các phương pháp kết cấu được sử dụng cung cấp đủ bảo vệ cho người vận hành và khu vực xung quanh khỏi:

a) nguy hiểm điện giật và năng lượng;

b) nguy hiểm cơ học;

c) nguy hiểm nhiệt độ quá mức;

d) cháy lan từ thiết bị;

e) nguy hiểm hóa học;

f) nguy hiểm áp suất âm;

g) các nguy hiểm về chất lỏng, khí và nổ được giải phóng.

CHÚ THÍCH: Nhân viên vận hành phải có kiến thức và kỹ năng cần thiết để sử dụng cẩn thận hợp lý khi gặp các mối nguy hiểm liên quan đến vận hành, sửa chữa và bảo trì thiết bị này. Dựa trên tiền đề này, tiêu chuẩn này chỉ cung cấp các yêu cầu giới hạn (ví dụ như ghi nhãn hoặc bảo vệ) nhằm bảo vệ nhân viên vận hành khỏi các mối nguy hiểm có thể không rõ ràng ngay cả với các nhân viên đã được đào tạo.

Các khía cạnh không thuộc phạm vi áp dụng

Các khía cạnh không được đề cập trong tiêu chuẩn này bao gồm, nhưng không giới hạn, những điều sau đây:

a) độ tin cậy chức năng, tính năng hoặc các đặc tính khác của thiết bị không liên quan đến an toàn;

b) hiệu quả của bao bì vận chuyển;

c) các yêu cầu về EMC;

d) các yêu cầu lắp đặt, được đề cập trong các quy định quốc gia.

CHÚ THÍCH: Tiêu chuẩn này cung cấp các yêu cầu cho PCE nhằm đảm bảo rằng PCE có thể được lắp đặt theo cách an toàn, bao gồm các yêu cầu dùng cho hướng dẫn lắp đặt đi kèm với sản phẩm.

Hệ thống quang điện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Quy định chung trong yêu cầu thử nghiệm chung của an toàn của bộ chuyển đổi điện dùng trong hệ thống quang điện là gì?
Lao động tiền lương
Điều kiện thử nghiệm chuẩn về an toàn của bộ chuyển đổi điện dùng trong hệ thống quang điện như thế nào?
Lao động tiền lương
Ghi nhãn trong tiêu chuẩn về an toàn của bộ chuyển đổi điện dùng trong hệ thống quang điện như thế nào?
Lao động tiền lương
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12231-1:2018 áp dụng trong phạm vi nào?
Lao động tiền lương
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12231-1:2018 áp dụng cho đối tượng nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Hệ thống quang điện
386 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hệ thống quang điện

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hệ thống quang điện

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào