GDP PPP là gì? GDP PPP Việt Nam là bao nhiêu và GDP PPP có ảnh hưởng tới thu nhập của người lao động Việt Nam không?
GDP PPP là gì?
GDP PPP là một thuật ngữ kinh tế và viết tắt của Gross Domestic Product (Purchasing Power Parity), có nghĩa GDP theo sức mua tương đương.
GDP PPP đo lường giá trị toàn bộ của tất cả hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong một quốc gia trong một năm dựa trên sức mua của tiền tệ địa phương. Điều này có nghĩa rằng GDP (PPP) xem xét sự khác biệt trong giá cả và sức mua giữa các quốc gia, cho phép so sánh trực tiếp giữa các nền kinh tế quốc gia khác nhau mà không bị ảnh hưởng bởi các biến đổi tỷ giá hối đoái.
GDP (PPP) thường được sử dụng để so sánh sức mạnh kinh tế giữa các quốc gia và để xác định mức sống của người dân trong các quốc gia khác nhau. Nó cung cấp một cái nhìn tổng quan về khả năng mua sắm của một quốc gia và giúp đánh giá sự phát triển kinh tế và tiêu dùng của nó.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
GDP PPP là gì? GDP PPP Việt Nam là bao nhiêu?
GDP PPP Việt Nam là bao nhiêu?
Theo dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm 2022, quy mô GDP (PPP) của Indonesia dẫn đầu trong khu vực ASEAN-6, đạt khoảng 4.023 tỷ USD. Xếp sau Indonesia là Thái Lan với GDP (PPP) được dự báo đạt khoảng 1.480 tỷ USD.
Cùng với đó, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Singapore có quy mô GDP (PPP) được dự báo đạt lần lượt là 1.300 tỷ USD; 1.155 tỷ USD; 1.096 tỷ USD và 700,98 tỷ USD. Theo đó, quy mô GDP (PPP) Việt Nam năm 2022 theo dự báo của IMF đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN.
Đến năm 2027, quy mô GDP (PPP) của Việt Nam vượt mốc 2.000 tỷ USD theo dự báo của IMF. Cụ thể, GDP (PPP) Việt Nam được dự báo đạt khoảng 2.001 tỷ USD, xếp thứ 2 trong khối ASEAN-6.
Cùng với đó, quy mô GDP (PPP) Indonesia vẫn dần đầu khối ASEAN-6, đạt khoảng 5.800 tỷ USD năm 2027. Thái Lan xếp ở vị trí thứ 3 với quy mô GDP (PPP) được dự báo đạt khoảng 1.953 tỷ USD. Philippines, Malaysia và Singapore có quy mô GDP (PPP) được dự báo đạt lần lượt là 1.712 tỷ USD; 1.523 tỷ USD và 886,15 tỷ USD vào năm 2027.
Bên cạnh đó, theo dữ liệu dự báo mới nhất của Viện nghiên cứu kinh tế Lowy (Úc), GDP (PPP) Việt Nam được dự báo vượt mốc 2.000 tỷ USD vào năm 2030. Cụ thể, GDP (PPP) của Việt Nam được dự báo đạt khoảng 2.009 tỷ USD vào năm 2030, xếp thứ 2 trong khối ASEAN-6.
Cùng với đó, Indonesia là nước có quy mô GDP (PPP) được dự báo lớn nhất trong khu vực, đạt khoảng 5.591 tỷ USD vào năm 2030. Thái Lan, Philippines, Malaysia và Singapore lần lượt đứng ở vị trí thứ 3, 4, 5, 6 với quy mô GDP (PPP) được dự báo đạt khoảng 1.816 tỷ USD; 1.616 tỷ USD; 1.507 tỷ USD và 782 tỷ USD năm 2030.
Xem chi tiết: https://kinhtetrunguong.vn/kinh-te/kinh-tet-vi-mo/khi-nao-gdp-ppp-viet-nam-vuot-moc-2.000-ty-usd-va-thu-hang-trong-asean-6-se-thay-doi-ra-sao-.html
GDP PPP có ảnh hưởng tới thu nhập của người lao động Việt Nam không?
Căn cứ theo Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có quy định mức lương tối thiểu như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Theo quy định trên mức lương tối thiểu sẽ được điều chỉnh dựa trên:
- Mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ;
- Tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường;
- Chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế;
- Quan hệ cung, cầu lao động;
- Việc làm và thất nghiệp;
- Năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Như vậy, GDP theo sức mua tương đương (PPP) được các tổ chức quốc sử dụng để phản ánh chính xác hơn sự phát triển của một quốc gia. Cùng với đó, GDP (PPP) sẽ phản ánh một phần chất lượng đời sống của người dân trong một khu vực. Do đó, có thể thấy việc GDP PPP biến động cũng sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến các căn cứ điều chỉnh mức lương của người lao động.
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
- Bắt đầu điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng của các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước nếu thỏa mãn điều kiện gì?
- Tiếp tục tăng lương hưu vào 2025 cho 09 đối tượng CBCCVC và LLVT khi đáp ứng điều kiện gì?
- Chỉ áp dụng lương cơ sở 2.34 triệu để tính lương đến khi đề xuất 05 bảng lương mới lên Trung ương được thông qua đúng không?