Freelancer thì nên tham gia bảo hiểm xã hội gì? Các chế độ bảo hiểm xã hội mà freelancer được hưởng là gì?

Freelancer thì nên tham gia bảo hiểm xã hội gì? Các chế độ bảo hiểm xã hội mà freelancer được hưởng là gì? Em hiện đang là một freelancer, hiện em có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội, em muốn biết em có thể được tham gia và hưởng bảo hiểm xã hội như thế nào? - Câu hỏi của bạn Phát (TPHCM)

Freelancer là gì?

Freelancer là một thuật ngữ Tiếng Anh, nghĩa là người lao động tự do.

Hiện nay chưa có quy định giải thích về thuật ngữ này. Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

1. Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.

Theo đó, người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động, còn người lao động tự do có thể hiểu là người làm việc một cách tự do không chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

Freelancer hay những người làm nghề tự do, là những người được trả tiền để thực hiện các công việc được thuê mà không bị ràng buộc bởi các quy định, nội quy công ty, địa điểm hay thời gian làm việc. Hiện nay, Freelancer là hình thức làm việc mới được giới trẻ lựa chọn vì xu hướng hiện đại.

Một số nghề freelancer phổ biến trên thị trường hiện nay như:

+ Viết bài trên các trang mạng xã hội;

+ Các công việc làm trên Internet: thiết kế, biên soạn nội dung, nhập dữ liệu, dịch thuật, seo, tư vấn,...

+ Tiếp thị sản phẩm;

+ Dạy kèm;

+ Chạy xe 2 bánh, xe ôm công nghệ;

+ Bán hàng rong;

+ Và một số nghề khác không thực hiện việc giao kết hợp đồng lao động hay hợp đồng công việc.

Freelancer tham gia BHXH

Freelancer thì nên tham gia bảo hiểm xã hội gì? Các chế độ bảo hiểm xã hội mà freelancer được hưởng là gì? (Hình từ Internet)

Freelancer thì nên tham gia bảo hiểm xã hội gì?

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:

Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
...
4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, freelancer là những đối tượng sẽ không giao kết hợp đồng lao động nên không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Tuy nhiên, nếu có nhu cầu thì freelancer hay người lao động tự do có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Đây sẽ là một chế độ cũng rất có ích cho người dân lao động tự do khi nó bù đắp được một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do già, yếu khi hết tuổi lao động hoặc chết.

Các chế độ bảo hiểm xã hội mà freelancer được hưởng là gì?

Freelancer hay lao động tự do nếu có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hưởng các chế độ quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, bao gồm:

- Chế độ hưu trí;

- Chế độ tử tuất.

Chế độ hưu trí là chế độ rất có lợi cho người lao động tự do khi về già, bao gồm: hưởng lương hưu hằng tháng, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Chế độ tử tuất dành cho người lao động tự do khi họ không may bị chết thì người thân của họ sẽ được hưởng bao gồm: trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất một lần.

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay như thế nào?

Theo quy định tại Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:

Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
2. Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:
a) Hằng tháng;
b) 03 tháng một lần;
c) 06 tháng một lần;
d) 12 tháng một lần;
đ) Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Điều này.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, freelancer hay người lao động tự do có thể lựa chọn mức đóng và phương thức đóng tùy vào nhu cầu và khả năng của mình

Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất;

Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất phải bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP quy định về mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn 2022 - 2025 là 1.500.000 đồng.

Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP thì mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2019 là 1.490.000 đồng.

Như vậy, mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất phải bằng 1.500.000 đồng và cao nhất bằng 29.800.000 đồng.

Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Từ 01/07/2025, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có được chọn phương thức đóng với số tiền đóng thấp hơn số tiền đóng theo mức quy định không?
Lao động tiền lương
Nộp hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cho ai?
Lao động tiền lương
Từ 1/7/2025, tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng những chế độ gì?
Lao động tiền lương
Tham gia BHXH tự nguyện được hưởng trợ cấp thai sản thì cần xác nhận của Ủy ban nhân dân xã trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được điều chỉnh lương hưu thế nào từ 1/7/2025?
Lao động tiền lương
Bổ sung 2 nhóm người được tham gia BHXH tự nguyện từ 1/7/2025, đó là ai?
Lao động tiền lương
Có được tham gia BHXH tự nguyện khi đang hưởng lương hưu theo quy định mới nhất không?
Lao động tiền lương
Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện gồm những gì?
Lao động tiền lương
Mẫu TK1-TS khai tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mới nhất hiện nay cho người lao động tự do có dạng ra sao?
Lao động tiền lương
Freelancer có được tham gia bảo hiểm xã hội không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
1,382 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào