Được tiếp tục thử việc khi không đạt yêu cầu trong trường hợp nào?
Không phải thử việc đối với hợp đồng lao động nào?
Tại Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Thử việc
1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.
3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
Theo đó, người lao động sẽ không phải thử việc đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng mà được ký hợp đồng lao động luôn.
Đồng nghĩa với đó, người sử dụng lao động chỉ được yêu cầu thử việc với hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 tháng trở lên.
Được tiếp tục thử việc khi không đạt yêu cầu trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Người lao động thử việc có được khám sức khỏe định kỳ tại công ty không?
Tại Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định như sau:
Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
...
Căn cứ Điều 2 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về đối tượng áp dụng như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; người thử việc; người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động.
2. Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
3. Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.
4. Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
5. Người sử dụng lao động.
6. Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Những người quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.
Theo đó người thử việc cũng thuộc đối tượng được khám sức khỏe định kỳ tại công ty.
Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động (bao gồm cả người thử việc); đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
Đối với lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
Được tiếp tục thử việc khi không đạt yêu cầu trong trường hợp nào?
Tại khoản 1 Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Thời gian thử việc
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
...
Đồng thời, tại Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về vấn đề tiếp tục thử việc khi không đạt yêu cầu như sau:
Kết thúc thời gian thử việc
1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Theo quy định trên, nếu người lao động được đánh giá không đạt yêu cầu thì khi kết thúc thời gian thử việc, người lao động không được tiếp tục thử việc lại đối với cùng một công việc.
Tuy nhiên, pháp luật không cấm thử việc nhiều lần với nhiều công việc khác nhau tại cùng một doanh nghiệp. Đồng nghĩa với đó, người sử dụng lao động và người lao động hoàn toàn có thể thỏa thuận thử việc nhiều lần nhưng mỗi lần thử việc chỉ được thực hiện 01 công việc.
Vì vậy, người lao động được tiếp tục thử việc khi không đạt yêu cầu với trường hợp người sử dụng lao động yêu cầu thử việc với các công việc khác mà người đó chưa làm thử.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?