Được thực hiện hợp đồng lao động đối với nhà giáo thỉnh giảng là công chức viên chức không?
- Được thực hiện hợp đồng lao động đối với nhà giáo thỉnh giảng là công chức viên chức không?
- Hoạt động thỉnh giảng có sử dụng thời gian làm việc thì có cần sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan công chức viên chức làm việc không?
- Cơ quan nơi nhà giáo thỉnh giảng công tác không để công chức viên chức ký hợp đồng thỉnh giảng trong trường hợp nào?
Được thực hiện hợp đồng lao động đối với nhà giáo thỉnh giảng là công chức viên chức không?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 7 Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục ban hành kèm theo Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT quy định về hợp đồng thỉnh giảng như sau:
Hợp đồng thỉnh giảng
1. Đối với nhà giáo thỉnh giảng là cán bộ, công chức, viên chức
a) Hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng vụ, việc. Việc giao kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng thực hiện theo các quy định tại Mục 7 Chương XVII Bộ luật Dân sự. Không thực hiện hợp đồng lao động đối với hoạt động thỉnh giảng của cán bộ, công chức, viên chức.
b) Trong hợp đồng thỉnh giảng phải có điều khoản nhà giáo thỉnh giảng cam kết bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ ở nơi mình công tác.
2. Đối với nhà giáo thỉnh giảng không phải là cán bộ, công chức, viên chức
a) Đối với các hoạt động nêu tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 2 Quy định này, hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng lao động đã được quy định tại Bộ luật Lao động. Việc giao kết, thực hiện, chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng, việc khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo các quy định của pháp luật về lao động.
b) Đối với hoạt động thỉnh giảng nêu tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Quy định này, hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng vụ, việc. Việc giao kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng thực hiện theo các quy định tại Mục 7 Chương XVII Bộ luật Dân sự.
Theo đó, không thực hiện hợp đồng lao động đối với nhà giáo thỉnh giảng là công chức viên chức.
Được thực hiện hợp đồng lao động đối với nhà giáo thỉnh giảng là công chức viên chức không?
Hoạt động thỉnh giảng có sử dụng thời gian làm việc thì có cần sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan công chức viên chức làm việc không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 4 Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục ban hành kèm theo Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT quy định về nguyên tắc thực hiện hoạt động thỉnh giảng như sau:
Nguyên tắc thực hiện hoạt động thỉnh giảng
1. Tuân thủ những nguyên tắc cơ bản về quan hệ dân sự đã được quy định tại Chương II Bộ luật Dân sự, nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự đã được quy định tại Điều 389 Bộ luật Dân sự, những quy định của pháp luật về lao động, những quy định về thỉnh giảng của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.
2. Đối với các cơ sở thỉnh giảng là cơ sở giáo dục công lập, tuân thủ các quy định của pháp luật về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo.
3. Đối với các cơ sở thỉnh giảng là cơ sở giáo dục khác, tuân thủ các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục đã được quy định trong Điều lệ nhà trường, Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục.
4. Trong trường hợp hoạt động thỉnh giảng có sử dụng thời gian làm việc của cán bộ, công chức, viên chức thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi cán bộ, công chức, viên chức làm việc.
Theo đó, một trong những nguyên tắc thực hiện hoạt động thỉnh giảng là trong trường hợp hoạt động thỉnh giảng có sử dụng thời gian làm việc của công chức, viên chức thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi công chức, viên chức làm việc.
Cơ quan nơi nhà giáo thỉnh giảng công tác không để công chức viên chức ký hợp đồng thỉnh giảng trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 13 Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục ban hành kèm theo Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT quy định về quyền của cơ quan, tổ chức nơi nhà giáo thỉnh giảng công tác như sau:
Quyền của cơ quan, tổ chức nơi nhà giáo thỉnh giảng công tác
1. Không để cán bộ, công chức, viên chức ký hợp đồng thỉnh giảng khi họ thuộc vào một trong các trường hợp sau:
a) Đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Đang trong thời gian thi hành kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên;
c) Xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong năm hoặc năm học liền trước.
2. Hằng năm, cơ quan, tổ chức xác định và thông báo công khai số lượng, cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia hoạt động thỉnh giảng.
Theo đó, cơ quan, tổ chức nơi nhà giáo thỉnh giảng công tác có quyền không để công chức, viên chức ký hợp đồng thỉnh giảng khi họ thuộc vào một trong các trường hợp sau:
- Đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Đang trong thời gian thi hành kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên;
- Xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong năm hoặc năm học liền trước.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?