Được phép từ chối yêu cầu xin nghỉ không lương của NLĐ trong trường hợp nào?
Được phép từ chối yêu cầu xin nghỉ không lương của NLĐ trong trường hợp nào?
Tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Theo đó, công ty không được từ chối yêu cầu xin nghỉ không lương lương trong trường hợp người lao động có người thân chết hoặc kết hôn. Tuy nhiên, người lao động chỉ được nghỉ duy nhất 01 ngày. Nếu muốn nghỉ thêm thì cần xin phép.
Trường hợp nghỉ không lương vì những lý do khác, người lao động phải thoả thuận với công ty để nghỉ.
Thời gian nghỉ không lương trong trường hợp thỏa thuận không bị pháp luật giới hạn, nhưng phải có sự đồng thuận giữa cả hai bên. Công ty có quyền từ chối thỏa thuận nghỉ không lương của người lao động mà không bị coi là vi phạm pháp luật.
Được phép từ chối yêu cầu xin nghỉ không lương của NLĐ trong trường hợp nào?
Có được tính hưởng ngày phép năm khi thời gian nghỉ không lương cộng dồn vượt quá 01 tháng?
Tại khoản 4 Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định về thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động như sau:
Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động
1. Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.
2. Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.
3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động.
4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.
5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.
7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
8. Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.
9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.
Như vậy, nếu nghỉ không lương mà cộng dồn vượt quá 01 tháng, người lao động sẽ không được tính hưởng ngày phép năm cho thời gian nghỉ vượt quá này.
Nghỉ không lương có được đóng bảo hiểm y tế hay không?
Tại khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
…
3. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
...
Đồng thời, theo nội dung hướng dẫn về quy trình báo tăng, báo giảm, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN được quy định tại Thủ tục 1.3 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021, người lao động nghỉ không lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng sẽ thực hiện báo giảm lao động để không phải đóng các loại bảo hiểm cho người lao động trong đó có bảo hiểm y tế.
Như vậy, sẽ có 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Nghỉ không lương dưới 14 ngày làm việc
Trường hợp này, người lao động vẫn được tính đóng bảo hiểm xã hội. Kéo theo đó, người này sẽ được đóng bảo hiểm y tế của tháng đó.
Như vậy, người lao động sẽ được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế khi đi khám, chữa bệnh.
Trường hợp 2: Nghỉ không lương từ 14 ngày trở lên
Tại tháng người lao động nghỉ không lương từ 14 ngày trở lên, người sử dụng lao động sẽ tiến hành thủ tục báo giảm lao động và không đóng các loại bảo hiểm bắt buộc của tháng đó. Do vậy, người lao động trong trường hợp này sẽ không được đóng bảo hiểm y tế.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?