Được phép sử dụng người lao động cao tuổi làm công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm trong bao nhiêu năm?
Được sử dụng người lao động cao tuổi làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong bao nhiêu năm?
Tại điểm c khoản 1 Điều 64 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định như sau:
Điều kiện sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
1. Chỉ sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lao động cao tuổi có kinh nghiệm, tay nghề cao với thâm niên nghề nghiệp từ đủ 15 năm trở lên; có chứng nhận hoặc chứng chỉ nghề hoặc được công nhận là nghệ nhân theo quy định của pháp luật;
b) Người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo tiêu chuẩn sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành sau khi có ý kiến của bộ chuyên ngành;
c) Chỉ sử dụng không quá 05 năm đối với từng người lao động cao tuổi;
d) Có ít nhất một người lao động không phải là người lao động cao tuổi cùng làm việc;
đ) Có sự tự nguyện của người lao động cao tuổi khi bố trí công việc.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, người sử dụng lao động có thể sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không quá 05 năm.
Được sử dụng người lao động cao tuổi làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Thời giờ làm việc của người lao động cao tuổi tối đa là bao nhiêu giờ?
Tại Điều 148 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về người lao động cao tuổi như sau:
Người lao động cao tuổi
1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật này.
2. Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
3. Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.
Theo quy định nêu trên, thời giờ làm việc của người lao động cao tuổi được xác dựa trên quy định về thời giờ làm việc của người lao động và thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động.
Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:
Thời giờ làm việc bình thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
Theo đó, trong điều kiện bình thường, thời gian làm việc của người lao động không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần, được nhà nước quy định để đảm bảo sức khỏe, tinh thần, cân bằng cuộc sống cho người lao động.
Đối tượng nào được xem là người lao động cao tuổi?
Tại Điều 2 Luật Người cao tuổi 2009 có quy định như sau:
Người cao tuổi
Người cao tuổi được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.
Người cao tuổi được ghi nhận trong Luật Người cao tuổi 2009 là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên. Đồng thời, tại khoản 1 Điều 166 Bộ luật Lao động 2012 có quy định như sau:
Người lao động cao tuổi
1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.
2. Người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
3. Năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu, người lao động được rút ngắn thời giờ làm việc bình thường hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
Theo đó, Bộ luật Lao động 2012 quy định người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi nghỉ hưu là 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ.
Tuy nhiên, quy định này đã có sự thay đổi tại khoản 1 Điều 148 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể:
Người lao động cao tuổi
1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật này.
2. Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
3. Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.
Theo đó, người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường là đủ 62 tuổi đối với nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi với nữ vào năm 2035.
Từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng với nam và đủ 55 tuổi 04 tháng với nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với nam và 04 tháng đối với nữ.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?