Được làm thêm tối đa bao nhiêu giờ khi làm việc theo hình thức cộng đồng?
Được làm thêm tối đa bao nhiêu giờ khi làm việc theo hình thức cộng đồng?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 11/2017/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng
Việc tổ chức, sắp xếp thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi do những người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng thỏa thuận nhưng phải bảo đảm các quy định sau đây:
1. Thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong 1 ngày;
2. Mỗi tuần được nghỉ ít nhất 1 ngày (24 giờ liên tục). Trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần, thì được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày;
3. Trường hợp phải làm thêm giờ thì tổng số giờ làm việc và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày.
Theo đó, thời giờ làm việc của người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng tối đa 8 giờ trong 1 ngày.
Trường hợp phải làm thêm giờ thì tổng số giờ làm việc và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày.
Được làm thêm tối đa bao nhiêu giờ khi làm việc theo hình thức cộng đồng? (Hình từ Internet)
Tiền công của người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng được tính trên cơ sở nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 11/2017/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Tiền công của người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng
Tiền công của người lao động được thanh toán trên cơ sở thỏa thuận giữa những người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng và căn cứ thời gian thực tế làm việc, khối lượng, chất lượng công việc người lao động đã thực hiện, cụ thể như sau:
1. Đối với người lao động làm việc đủ 8 giờ trong 1 ngày và 26 ngày trong 1 tháng thì tiền công tính theo tháng và không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại nơi thực hiện dự án, hoạt động;
2. Đối với người lao động làm việc không đủ 8 giờ trong 1 ngày hoặc 26 ngày trong 1 tháng thì tiền công tính theo giờ và không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại nơi thực hiện các dự án, hoạt động chia 26 ngày và chia 8 giờ;
3. Trường hợp người lao động làm thêm giờ theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này thì được thanh toán tiền công theo giờ theo quy định tại khoản 2 Điều này cho những giờ làm thêm.
Theo đó tiền công của người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng được thanh toán trên cơ sở thỏa thuận giữa những người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng và căn cứ thời gian thực tế làm việc, khối lượng, chất lượng công việc người lao động đã thực hiện.
Làm việc theo hình thức cộng đồng được hưởng các chế độ an toàn, vệ sinh lao động nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 11/2017/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
An toàn, vệ sinh lao động của người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng
1. Người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng được hưởng các chế độ an toàn, vệ sinh lao động như sau:
a) Được hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động khi làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động và các văn bản hướng dẫn;
b) Được tham gia và hưởng bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện do Chính phủ quy định;
c) Được chủ đầu tư cung cấp thông tin về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật An toàn, vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn;
d) Được chủ đầu tư mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng và bảo hiểm bắt buộc đối với trách nhiệm nghề nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
2. Người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng có nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động như sau:
a) Chịu trách nhiệm về an toàn, vệ sinh lao động đối với công việc do mình thực hiện theo quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với những người có liên quan trong quá trình lao động;
c) Thông báo với chính quyền địa phương để có biện pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi gây mất an toàn, vệ sinh lao động;
d) Thực hiện khai báo tai nạn lao động với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn.
3. Trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng như sau:
a) Tạo điều kiện để người lao động được làm việc trong môi trường an toàn, vệ sinh lao động và được hưởng các chế độ quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều này;
b) Bảo đảm các chế độ đối với người lao động quy định tại các điểm c và d khoản 1 Điều này;
c) Phối hợp và tạo điều kiện để người lao động thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo đó, người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng có nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động như sau:
- Chịu trách nhiệm về an toàn, vệ sinh lao động đối với công việc do mình thực hiện theo quy định của pháp luật;
- Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với những người có liên quan trong quá trình lao động;
- Thông báo với chính quyền địa phương để có biện pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi gây mất an toàn, vệ sinh lao động;
- Thực hiện khai báo tai nạn lao động với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn theo quy định.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?