Dừng trả bảo hiểm y tế giấy cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Hà Nội?

Cho tôi hỏi có phải sắp tới sẽ dừng trả bảo hiểm y tế giấy cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Hà Nội không ạ? Câu hỏi của chị T.H (Hà Nội).

Dừng trả bảo hiểm y tế giấy cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Hà Nội?

Căn cứ theo Công văn 5386/BHXH-TST năm 2023 về gia hạn thẻ bảo hiểm y tế cho người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội ban hành có đề cập nội dung như sau:

- Kể từ ngày 15/10/2023, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội dừng việc in thẻ BHYT giấy chuyển đến Trung tâm Dịch vụ việc làm (TTDVVL) để trả cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) như hiện nay. Thay vào đó thực hiện gia hạn thẻ trên hệ thống dữ liệu do Ngành quản lý và người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp vẫn tiếp tục sử dụng mã số BHXH cũ trước khi nghỉ hưởng TCTN.

+ Để đảm bảo quyền lợi đối với người tham gia BHYT được đầy đủ, kịp thời ngay khi dừng việc in thẻ bảo hiểm y tế giấy, đề nghị các Đơn vị phối hợp thực như sau:

- Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố

+ Thông tin ngay cho người lao động khi người lao động đến nộp hồ sơ hưởng TCTN về việc dừng trả BHYT giấy của cơ quan BHXH kể từ ngày 15/10/2023 để người lao động biết và phối hợp thực hiện. Đồng thời người lao động có thể sử dụng thẻ BHYT giấy đã được cấp trước đó để đi khám bệnh, chữa bệnh BHYT.

+Tiếp tục phối hợp tuyên truyền đến người lao động khi nộp hồ sơ hưởng TCTN thực hiện cài đặt ứng dụng VssID “Bảo hiểm xã hội số” để tra cứu thông tin về quá trình tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT, BHTN và sử dụng thẻ BHYT điện tử khi đi khám, chữa bệnh trên ứng dụng đối với những trường hợp có thay đổi nơi KCB (hiện nay các cơ sở KCB đã thực hiện việc dùng hình ảnh thẻ trên ứng dụng VssID, Căn cước công dân (CCCD) có gắn chíp thay thế thẻ BHYT giấy).

+ Các cơ sở khám chữa bệnh BHYT.

Thực hiện phối hợp hướng dẫn, tiếp nhận thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, ứng dụng định danh điện tử VNeID, Căn cước công dân có gắn chíp để thực hiện việc KCB đối với người dân và người lao động, đảm bảo đầy đủ quyền lợi theo quy định.

+ Trường hợp, người tham gia BHYT đến giao dịch tại các cơ sở KCB nhưng chưa cài đặt hoặc đã cài nhưng chưa kích hoạt thành công ứng dụng VssID, ứng dụng định danh điện tử VNeID mức 2 (có tích hợp thẻ BHYT), CCCD gắn chíp chưa được đồng bộ với dữ liệu tham gia BHYT, hướng dẫn người tham gia BHYT liên hệ trực tiếp đến đường dây nóng của cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội- Số điện thoại 024.37236555 hoặc đến cơ quan BHXH gần nhất để được hỗ trợ.

Như vậy, từ 15/10/2023 Hà nội sẽ tiến hành dừng trả BHYT giấy cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Dừng trả BHYT giấy cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Hà Nội?

Dừng trả BHYT giấy cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Hà Nội?

Thời gian chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp có được bảo lưu hay không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 53 Luật Việc làm 2013 về việc bảo lưu thời gian đóng trợ cấp thất nghiệp như sau:

Tạm dừng, tiếp tục, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp
...
4. Người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc các trường hợp quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều này được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo khi đủ điều kiện quy định tại Điều 49 của Luật này.
Thời gian bảo lưu được tính bằng tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trừ đi thời gian đóng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp, theo nguyên tắc mỗi tháng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng 12 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy, người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc các trường hợp sau thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm:

- Tìm được việc làm;

- Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

- Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

- Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

- Bị tòa án tuyên bố mất tích;

- Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.

Như vậy đối với trường hợp tìm được việc mới quy định tại điểm b khoản 3 Điều 53 Luật Việc làm 2013 sau khi hưởng 2 tháng trợ cấp thất nghiệp thì trường hợp này vẫn còn dư 1 tháng trợ cấp đương đương với 12 tháng đóng bảo hiểm thì sẽ được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Trường hợp này thời gian bảo lưu của người lao động là 12 tháng.

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được xác định như thế nào?

Căn cứ Điều 45 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
1. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
2. Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật này.
3. Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về viên chức.

Theo đó thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Thẻ bảo hiểm y tế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Thẻ BHYT hết hạn trong thời gian nằm viện thì người lao động có phải tự chi trả không?
Lao động tiền lương
Cách tra mã thẻ bảo hiểm y tế 2024 đơn giản dành cho người lao động ra sao?
Lao động tiền lương
Có thể kiểm tra thẻ bảo hiểm y tế còn hạn hay hết hạn được không?
Lao động tiền lương
Làm thế nào để biết thẻ bảo hiểm y tế hết hạn?
Lao động tiền lương
Thời điểm đủ 5 năm liên tục trên thẻ BHYT là gì?
Lao động tiền lương
Cách tra cứu giá trị sử dụng thẻ BHYT chuẩn nhất như thế nào?
Lao động tiền lương
03 cách đi khám chữa bệnh mà người lao động không cần mang thẻ bảo hiểm y tế giấy?
Lao động tiền lương
Trong thời gian chờ đổi thẻ bảo hiểm y tế thì người lao động có được hưởng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế không?
Lao động tiền lương
Người lao động có được đổi thẻ bảo hiểm y tế khi bị hỏng không?
Lao động tiền lương
Mã thẻ BHYT xem ở đâu trên thẻ? Làm thế nào để tích hợp thẻ BHYT vào CCCD mới nhất?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thẻ bảo hiểm y tế
320 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thẻ bảo hiểm y tế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thẻ bảo hiểm y tế

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Tổng hợp văn bản hướng dẫn trợ cấp thất nghiệp mới nhất 2024 Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia: tổng hợp văn bản hướng dẫn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào