Dừng toàn bộ bảng lương của giáo viên, áp dụng bảng lương mới với số tiền được ấn định cụ thể, lương của giáo viên sẽ ra sao?
Mức lương của giáo viên hiện nay là bao nhiêu?
Mới:
Lương hưu:
Tiền lương của giáo viên các cấp là viên chức hiện nay được tính theo công thức tại Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV, cụ thể như sau:
Tiền lương = Mức lương cơ sở x Hệ số lương
Chi tiết bảng lương mới của giáo viên các cấp hiện nay theo lương cơ sở đang áp dụng là 2.340.000 đồng/tháng theo Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP như sau:
- Bảng lương mới của giáo viên mầm non (theo quy định tại Điều 8 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT).
...
(Một phần bảng lương của giáo viên mầm non)
- Bảng lương mới của giáo viên tiểu học (theo quy định tại Điều 8 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT).
...
(Một phần bảng lương của giáo viên tiểu học)
- Bảng lương mới của giáo viên trung học cơ sở (theo quy định tại Điều 8 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT).
...
(Một phần bảng lương của giáo viên THCS)
- Bảng lương mới của giáo viên trung học phổ thông (theo quy định tại Điều 8 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT).
...
(Một phần bảng lương của giáo viên THCS)
Như vậy, mức lương của giáo viên các cấp hiện nay là bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào hệ số lương mà người đó được hưởng (mức lương cơ sở cố định là 2.34 triệu đồng).
Tra cứu tiền lương của giáo viên các cấp TẠI ĐÂY.
Tham khảo thêm:
Tải bảng lương của CBCCVC và LLVT hiện hành chi tiết: Tại đây.
Xem toàn bộ hệ số lương viên chức đang được áp dụng: TẢI VỀ
Xem toàn bộ hệ số lương công chức đang được áp dụng: TẢI VỀ
Thông tin về lương:
>> Thay thế lương cơ sở 2.34, mức lương trong hệ thống bảng lương của CBCCVC và LLVT thay đổi
>> Đã có thời gian chính thức cải cách tiền lương cho cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang
Dừng toàn bộ bảng lương của giáo viên, áp dụng bảng lương mới với số tiền được ấn định cụ thể, lương của giáo viên sẽ ra sao? (Hình từ Internet)
Dừng toàn bộ bảng lương của giáo viên, áp dụng bảng lương mới với số tiền được ấn định cụ thể, lương của giáo viên sẽ ra sao?
Theo Mục 5 Kết luận 83-KL/TW năm 2024 của Bộ Chính trị thì Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp nghiên cứu đánh giá sự phù hợp, tính khả thi và đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026 khi Bộ Chính trị ban hành và triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị.
Theo đó, đề xuất chính sách tiền lương mới cho giáo viên các cấp theo Kết luận của Bộ Chính trị nếu được thực hiện sẽ thay thế bảng lương hiện hành.
Tại Mục 1 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có đề cập các lý do phải đề xuất xây dựng chính sách tiền lương mới như sau:
- Chính sách tiền lương hiện hành trong khu vực công còn phức tạp, thiết kế hệ thống bảng lương chưa phù hợp với vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo.
- Đồng thời, chính sách tiền lương còn mang nặng tính bình quân, không bảo đảm được cuộc sống, chưa phát huy được nhân tài, chưa tạo được động lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của người lao động.
- Bảng lương hiện hành tính theo mức lương cơ sở nhân với hệ số không thể hiện rõ giá trị thực của tiền lương.
- Bên cạnh tiền lương thì có quá nhiều loại phụ cấp, nhiều khoản thu nhập ngoài lương do nhiều cơ quan, nhiều cấp quyết định bằng các văn bản quy định khác nhau làm phát sinh những bất hợp lý, không thể hiện rõ thứ bậc hành chính trong hoạt động công vụ.
- Và chưa phát huy được quyền, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc đánh giá và trả lương, thưởng, gắn với năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả công tác của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Trong trường hợp đề xuất bảng lương mới được chấp nhận và áp dụng sau năm 2026 theo kế hoạch Bộ Chính trị đề ra thì giáo viên các cấp sẽ dừng toàn bộ bảng lương hiện hành (do lương cơ sở và hệ số lương sẽ bị bãi bỏ khi xây dựng bảng lương mới theo quy định tại tiết 3.1 tiểu mục 3 Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018).
Đồng thời, Nghị quyết 27 cũng có nêu sẽ ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng. Bảng lương mới sẽ được ấn định bằng số tiền cụ thể (thể hiện qua mức lương cơ bản).
Khi dừng toàn bộ bảng lương hiện hành của giáo viên, áp dụng bảng lương mới với số tiền được ấn định cụ thể, lương của giáo viên sẽ không thấp hơn mức lương hiện hưởng.
Tuy nhiên, chỉ dừng toàn bộ bảng lương hiện hành của giáo viên, áp dụng bảng lương mới với số tiền được ấn định cụ thể khi mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng không thay đổi cho đến khi áp dụng bảng lương mới. Nếu lương cơ sở 2.34 triệu đồng thay đổi thì bảng lương mới của giáo viên sẽ vẫn tính như hiện nay (không ấn định số tiền cụ thể theo Nghị quyết 27).
Việc điều chỉnh mức lương cơ sở sẽ do Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước (theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP).
>> Xem chi tiết Bảng phân công nhiệm vụ về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành: TẠI ĐÂY
Giáo viên là đối tượng được ưu tiên xếp lương cao nhất trong bảng lương hành chính sự nghiệp đúng không?
Theo tinh thần của Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013, Nghị quyết đã đề ra nhiệm vụ phải quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo trong hệ thống chính trị, ngành giáo dục và đào tạo và toàn xã hội, tạo sự đồng thuận cao coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu.
Với quan điểm "giáo dục là quốc sách hàng đầu" và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, Nghị quyết 29 đã đề cập đến việc ưu tiên chính sách tiền lương của giáo viên nhưng đến nay vẫn chưa được thực hiện.
Vừa qua, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận 91-KL/TW năm 2024 từ 12/8/2024 nhấn mạnh lại rằng phải đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng, đãi ngộ và trọng dụng nhân tài làm việc trong ngành Giáo dục.
Đồng thời, thực hiện chủ trương lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tuỳ theo tính chất công việc, theo vùng tại Mục 3 Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013.
=> Kết luận: Về chính sách tiền lương giáo viên, giáo viên là đối tượng được ưu tiên xếp lương cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?