Dự kiến, người đủ 18 tuổi có thể được làm trưởng thôn kể từ năm 2024?

Cho tôi hỏi theo dự thảo mới thì bao nhiêu tuổi có thể được làm Trưởng thôn? Câu hỏi từ anh H.M.K (Kiên Giang).

Dự kiến, người đủ 18 tuổi có thể được làm trưởng thôn kể từ năm 2024?

Căn cứ Điều 11 Thông tư 04/2012/TT-BNV quy định như sau:

Tiêu chuẩn Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố
Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố phải là người có hộ khẩu thường trú và cư trú thường xuyên ở thôn, tổ dân phố; đủ 21 tuổi trở lên, có sức khỏe, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm trong công tác; có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức tốt, được nhân dân tín nhiệm; bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương; có kiến thức văn hóa, năng lực, kinh nghiệm và phương pháp vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt các công việc tự quản của cộng đồng dân cư và công việc cấp trên giao.

Theo đó, hiện nay phải đủ 21 tuổi trở lên mới được làm Trưởng thôn.

Tuy nhiên, đề xuất mới về Trưởng thôn nêu tại Điều 13 Dự thảo Thông tư hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố quy định như sau:

Tiêu chuẩn Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố
1. Tiêu chuẩn chung:
a) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố phải là người có hộ khẩu thường trú và cư trú thường xuyên ở thôn, tổ dân phố.
b) Là công dân Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên; có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ được giao;
Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có năng lực tổ chức thực hiện và vận động Nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
c) Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương;
2. Tiêu chuẩn cụ thể của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố:
Căn cứ vào đặc điểm của từng loại thôn, tổ dân phố, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố cho phù hợp.

Theo đó, theo Dự thảo, độ tuổi để được làm Trưởng thôn là từ đủ 18 tuổi.

Như vậy, có thể thấy rằng dự kiến từ 01/01/2024 (thời điểm Dự thảo có hiệu lực) đã hạ độ tuổi để được làm Trưởng thôn xuống còn từ đủ 18 tuổi thay vì đủ 21 tuổi như quy định hiện nay.

Xem chi tiết Dự thảo: Tại đây

Dự kiến, người đủ 18 tuổi có thể được làm trưởng thôn kể từ năm 2024?

Dự kiến, người đủ 18 tuổi có thể được làm trưởng thôn kể từ năm 2024? (Hình từ Internet)

Trưởng thôn có nhiệm vụ gì theo Dự thảo mới?

Căn cứ khoản 1 Điều 12 Dự thảo Thông tư hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố quy định như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng thôn và Tổ trưởng tổ dân phố
1. Nhiệm vụ:
a) Bảo đảm và thực hiện các hoạt động của thôn, tổ dân phố theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 và Điều 9 của Thông tư này;
b) Triển khai thực hiện những nội dung do cộng đồng dân cư của thôn, tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp; tổ chức Nhân dân trong thôn, tổ dân phố thực hiện đúng các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và những nhiệm vụ do cấp trên giao.
c) Thực hiện các quy định tại Nghị định số 61/2023/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư.
d) Vận động và tổ chức Nhân dân thực hiện tốt Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; thực hiện hương ước, quy ước và quy chế, của thôn, tổ dân phố không trái với quy định của pháp luật;
đ) Phối hợp với Ban công tác Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội của thôn, tổ dân phố, tổ chức Nhân dân trong việc tham gia thực hiện các phong trào, các cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội phát động;
e) Tổ chức vận động Nhân dân giữ gìn an ninh, trật tự và an toàn xã hội; phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội trong thôn, tổ dân phố, không để xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp phức tạp trong nội bộ Nhân dân; báo cáo kịp thời với Ủy ban nhân dân cấp xã những hành vi vi phạm pháp luật trong thôn, tổ dân phố;
g) Tập hợp, phản ánh, đề nghị chính quyền cấp xã giải quyết những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân trong thôn, tổ dân phố; lập biên bản về những vấn đề đã được Nhân dân của thôn, tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp, bàn và biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định; báo cáo kết quả cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
h) Phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận và trưởng các tổ chức chính trị - xã hội của thôn, tổ dân phố trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội trong cộng đồng dân cư; đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức tự quản của thôn, tổ dân phố; Ban giám sát đầu tư cộng đồng, Tổ bảo vệ sản xuất và các tổ chức tự quản khác theo quy định của pháp luật;
i) Thường xuyên báo cáo kết quả công tác với Ủy ban nhân dân cấp xã; sáu tháng đầu năm và cuối năm phải báo cáo công tác trước hội nghị thôn, tổ dân phố.
...

Theo đó, theo Dự thảo thì Trưởng thôn phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được nêu trên trong quá trình công tác.

Trưởng thôn có phải người hoạt động không chuyên trách không?

Căn cứ Điều 13 Thông tư 04/2012/TT-BNV quy định như sau:

Chế độ, chính sách đối với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố
1. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố là những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố; được hưởng phụ cấp hàng tháng, mức phụ cấp do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.
2. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn những kiến thức, kỹ năng cần thiết; nêu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì được biểu dương, khen thưởng; không hoàn thành nhiệm vụ, có vi phạm khuyết điểm, không được nhân dân tín nhiệm thì tùy theo mức độ sai phạm sẽ bị miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Theo đó, Trưởng thôn là những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố.

Xem chi tiết Dự thảo Thông tư hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố: Tại đây

Trưởng thôn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Lương Trưởng thôn từ ngày 01/8/2023 là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Nhiệm kỳ của Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố là bao lâu?
Lao động tiền lương
Trường hợp nào cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố?
Lao động tiền lương
Bao nhiêu tuổi thì có thể làm Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố?
Lao động tiền lương
Dự kiến thay đổi tiêu chuẩn đối với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố từ năm 2024?
Lao động tiền lương
Dự kiến, người đủ 18 tuổi có thể được làm trưởng thôn kể từ năm 2024?
Lao động tiền lương
Quy trình cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố theo Nghị định 59 quy định ra sao?
Lao động tiền lương
Nghị định 59/2023/NĐ-CP quy định bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố theo quy trình ra sao?
Lao động tiền lương
Nhiệm kỳ Trưởng thôn bao nhiêu năm theo quy định mới nhất?
Lao động tiền lương
Có bắt buộc Trưởng thôn là Đảng viên không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Trưởng thôn
1,554 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trưởng thôn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trưởng thôn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào