Đơn vị lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng máy vận thăng phải đáp ứng các điều kiện gì?

Cho tôi hỏi đơn vị lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng máy vận thăng phải đáp ứng các điều kiện gì? Câu hỏi từ anh L.H (Tây Ninh).

Đơn vị lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng máy vận thăng phải đáp ứng các điều kiện gì?

Căn cứ tiểu mục 3.6 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 16: 2013/BLĐTBXH quy định như sau:

3. Quy định trong quản lý an toàn lao động máy vận thăng
...
3.6. Yêu cầu đối với đơn vị lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng máy vận thăng
Đơn vị lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng máy vận thăng phải có đủ các điều kiện sau:
3.6.1. Có đăng ký kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực này theo quy định của pháp luật.
3.6.2. Có đủ cán bộ kỹ thuật đã được đào tạo kỹ thuật chuyên ngành. Có đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, được huấn luyện và cấp chứng chỉ huấn luyện an toàn lao động theo quy định.
3.6.3. Có đủ điều kiện trang thiết bị kỹ thuật, phục vụ cho công việc lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng máy vận thăng.
3.6.4. Tuân thủ các hướng dẫn lắp đặt, vận hành, sử dụng của nhà chế tạo và phải đảm bảo các thông số kỹ thuật của máy vận thăng theo hồ sơ kỹ thuật.
3.6.5. Trên cơ sở hồ sơ kỹ thuật, đơn vị lắp đặt phải lập các tài liệu kỹ thuật sau để bàn giao cho đơn vị sử dụng:
3.6.5.1. Lý lịch máy vận thăng.
3.6.5.2. Hướng dẫn vận hành, sử dụng an toàn máy vận thăng.
3.6.5.3. Hướng dẫn chế độ bảo dưỡng, kiểm tra thường xuyên, định kỳ và các biện pháp khắc phục sự cố khẩn cấp.
3.6.5.4. Phân công trách nhiệm và quy định chu kỳ hiệu chỉnh, bảo dưỡng, sửa chữa, khắc phục sự cố giữa đơn vị lắp đặt, bảo dưỡng với đơn vị sử dụng máy vận thăng.
3.6.5.5. Đơn vị lắp đặt máy vận thăng phải xây dựng các biện pháp an toàn cho quá trình lắp đặt, tuân thủ các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn lao động có liên quan và hướng dẫn lắp đặt của nhà chế tạo.
3.6.6. Yêu cầu về nghiệm thu sau khi lắp đặt máy vận thăng
Đơn vị lắp đặt máy vận thăng phải tiến hành các việc chuẩn bị nghiệm thu bao gồm:
3.6.6.1. Hoàn chỉnh hồ sơ kỹ thuật máy vận thăng.
3.6.6.2. Chuẩn bị các điều kiện để máy vận thăng hoạt động.
3.6.6.3. Cùng bên đặt hàng chuẩn bị tải và đảm bảo các điều kiện để nghiệm thu.
3.6.6.4. Việc nghiệm thu máy vận thăng sau lắp đặt nhằm mục đích đánh giá mức độ phù hợp của các thông số và kích thước của máy vận thăng với số liệu ghi trong hồ sơ kỹ thuật và mức độ an toàn của máy vận thăng sau lắp đặt. Các thông số kỹ thuật cần kiểm tra gồm:
3.6.6.4.1. Tải trọng làm việc cho phép.
3.6.6.4.2. Tốc độ làm việc và kích thước lắp ráp.
3.6.6.4.3. Độ chính xác dừng tầng.
3.6.6.4.4. Mức độ làm việc ổn định của các cơ cấu an toàn, hệ thống điều khiển.
3.6.6.5. Nghiệm thu máy vận thăng đủ điều kiện vận hành an toàn phải bao gồm:
3.6.6.5.1. Kiểm tra tổng thể.
3.6.6.5.2. Kiểm tra kỹ thuật thử không tải.
3.6.6.5.3. Thử tải động ở các chế độ:
- Thử tải động ở 100% tải định mức;
- Thử tải động ở 125% tải định mức.
3.6.6.5.4. Thử tải động và kiểm tra bộ phận khống chế vượt tốc.
3.6.6.5.5. Khi khám xét phải kiểm tra tình trạng hoạt động của:
- Bộ dẫn động;
- Các thiết bị an toàn;
- Bộ điều khiển, chiếu sáng và tín hiệu;
- Lồng, đối trọng, ray dẫn hướng;
- Cửa lồng và cửa tầng dừng;
- Cáp (xích) và phần kẹp chặt đầu cáp (xích);
- Các thiết bị điện và thiết bị bảo vệ điện;
- Độ cách điện của thiết bị điện và dây dẫn.
Ngoài ra cần kiểm tra các khoảng cách an toàn, sơ đồ điện và các dụng cụ cần thiết trong buồng máy, các biển chỉ dẫn.
3.6.6.5.6. Khi thử không tải, cần kiểm tra hoạt động các bộ phận sau:
- Bộ dẫn động (phát nhiệt, chảy dầu, hoạt động của phanh);
- Cửa lồng và cửa tầng dừng;
- Bộ điều khiển, chiếu sáng và tín hiệu;
- Các bộ phận an toàn (công tắc hành trình, nút “STOP”, khóa tự động cửa tầng, sàn thao tác).
3.6.6.5.7. Khi công việc lắp đặt máy vận thăng hoàn tất, đơn vị lắp đặt phải lập biên bản nghiệm thu lắp đặt. Nội dung biên bản nghiệm thu phải thể hiện rõ việc kiểm tra, đo đạc và đánh giá kết quả thực tế đối với máy vận thăng.
...

Theo đó, đơn vị lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng máy vận thăng phải đáp ứng các điều kiện được quy định như trên.

Đơn vị lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng máy vận thăng phải đáp ứng các điều kiện gì?

Đơn vị lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng máy vận thăng phải đáp ứng các điều kiện gì? (Hình từ Internet)

Kiểm định định kỳ đối với máy vận thăng theo chu kỳ như thế nào?

Căn cứ tiểu mục 4.2 Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 16: 2013/BLĐTBXH quy định như sau:

Quy định về kỹ thuật
...
4. Kiểm định kỹ thuật an toàn trong sử dụng máy vận thăng
4.1. Máy vận thăng trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định lần đầu, kiểm định định kỳ và kiểm định bất thường theo quy định.
Việc kiểm định kỹ thuật an toàn máy vận thăng phải do tổ chức đánh giá sự phù hợp đã được Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ định.
4.2. Chu kỳ kiểm định định kỳ đối với máy vận thăng:
4.2.1. Chu kỳ kiểm định đối với máy vận thăng là 2 năm một lần.
4.2.2. Chu kỳ kiểm định trên có thể được rút ngắn nhưng phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
4.2.3. Khi thay đổi vị trí lắp đặt, máy vận thăng phải được kiểm định lại.
4.3. Các máy vận thăng sau khi kiểm định đạt yêu cầu phải được dán tem kiểm định theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Theo đó, Chu kỳ kiểm định định kỳ đối với máy vận thăng như sau:

- Chu kỳ kiểm định đối với máy vận thăng là 2 năm một lần.

- Chu kỳ kiểm định trên có thể được rút ngắn nhưng phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.

- Khi thay đổi vị trí lắp đặt, máy vận thăng phải được kiểm định lại.

Sử dụng máy vận thăng cần phải đáp ứng những yêu cầu an toàn nào?

Căn cứ tiểu mục 3.7.4 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 16: 2013/BLĐTBXH quy định như sau:

Quy định trong quản lý an toàn lao động máy vận thăng
...
3.7. Quản lý sử dụng an toàn máy vận thăng
...
3.7.4. Những yêu cầu an toàn khi sử dụng máy vận thăng:
3.7.4.1. Chỉ sử dụng máy vận thăng có tình trạng kỹ thuật tốt, đã được kiểm định kỹ thuật an toàn theo quy định. Trong quá trình sử dụng, nếu phát hiện máy vận thăng không đảm bảo an toàn thì đơn vị sử dụng có quyền đưa ra yêu cầu kiểm định trước thời hạn.
3.7.4.2. Trường hợp mất điện hoặc đang sửa chữa phải treo biển thông báo tạm ngừng hoạt động ở các tầng dừng và cắt cầu giao điện vào máy vận thăng.
3.7.4.3. Mỗi máy vận thăng phải có sổ theo dõi bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ, thay thế các bộ phận đủ nội dung hạng mục công việc theo quy định.
3.7.4.4. Bố trí máy vận thăng làm việc theo đúng đặc tính kỹ thuật và trọng tải mà nhà chế tạo đã quy định (hoặc trọng tải do đơn vị quản lý sử dụng mới quy định lại sau khi cải tạo, sửa chữa...).
3.7.4.5. Phải có các biện pháp an toàn để đảm bảo an toàn cho người, vật tư, thiết bị và công trình trong khu vực hoạt động của máy vận thăng.
3.7.4.6. Tổ chức khắc phục kịp thời các hư hỏng đã được phát hiện.
3.7.4.7. Mỗi máy vận thăng phải có sổ giao ca. Trong đó có ghi lại kết quả kiểm tra đầu ca và tình trạng an toàn của máy vận thăng trong suốt quá trình làm việc. Người giao ca và nhận ca cùng phải ký vào sổ giao ca.
3.7.4.8. Trước khi cho máy vận thăng hoạt động, phải kiểm tra không gian làm việc của lòng nâng xem có vật gì cản trở không để kịp thời loại bỏ và phải đảm bảo chắc chắn là tất cả các cửa hàng rào bảo vệ, lồng nâng, cửa nóc lồng phải được đóng kín và chắc chắn.
3.7.4.9. Phải có các biện pháp cụ thể ngăn không cho những người không có trách nhiệm tự ý vào các vị trí sau:
- Buồng kỹ thuật;
- Hố thang;
- Đứng trên nóc lồng vận thăng;
- Dùng chìa khóa mở các cửa tầng;
- Tủ cầu giao cấp điện, hộp cầu chì.
Chìa khóa các vị trí nói trên do người chịu trách nhiệm quản lý về sự hoạt động an toàn của máy vận thăng giữ, chìa thứ hai được bàn giao luân phiên cho người trực vận hành.
3.7.4.10. Khi vận chuyển loại hàng có khả năng gây cháy, nổ hoặc độc hại phải có biện pháp phòng ngừa đặc biệt.
3.7.4.11. Sau khi hết ca làm việc, máy vận thăng phải được đưa về vị trí trạm dừng trên mặt đất.
...

Theo đó, khi sử dụng máy vận thăng phải đáp ứng những quy định an toàn lao động như trên.

Máy vận thăng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Khi khám xét trong quá trình nghiệm thu máy vận thăng phải kiểm tra tình trạng hoạt động của những bộ phận nào?
Lao động tiền lương
Yêu cầu về nghiệm thu sau khi lắp đặt máy vận thăng là gì?
Lao động tiền lương
Phải ghi thông tin gì vào sổ giao ca của máy vận thăng?
Lao động tiền lương
Có bắt buộc gắn dấu hợp quy máy vận thăng chế tạo trong nước khi đưa ra lưu thông trên thị trường không?
Lao động tiền lương
Bản thuyết minh chung trong hồ sơ kỹ thuật máy vận thăng phải thể hiện được các yêu cầu gì?
Lao động tiền lương
Máy vận thăng chế tạo trong nước phải có hồ sơ kỹ thuật như thế nào?
Lao động tiền lương
Khi thử không tải trong quá trình nghiệm thu máy vận thăng, cần kiểm tra hoạt động các bộ phận nào?
Lao động tiền lương
Sau khi lắp đặt, bảo trì xong máy vận thăng có bắt buộc phải có biên bản nghiệm thu không?
Lao động tiền lương
Khi sử dụng máy vận thăng thì phải kiểm định kỹ thuật an toàn như thế nào?
Lao động tiền lương
Khi sử dụng máy vận thăng phải có các biện pháp ngăn không cho những người không có trách nhiệm tự ý vào các vị trí nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Máy vận thăng
307 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Máy vận thăng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Máy vận thăng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào