Đối tượng nào được hưởng mức phụ cấp ưu đãi nghề khí tượng thủy văn cao nhất?
Đối tượng nào được hưởng mức phụ cấp ưu đãi nghề khí tượng thủy văn cao nhất?
Căn cứ Mục 2 Thông tư liên tịch 07/2006/TTLT-BTNMT-BNV-BTC quy định như sau:
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Mức phụ cấp 20% áp dụng cho những đối tượng sau:
a) Viên chức các ngạch quan trắc khí tượng thủy văn (mã ngạch: 14.106, 14.107, 14.108) đang trực tiếp làm việc tại các trạm khí tượng, khí hậu, khí tượng cao không, khí tượng nông nghiệp, thực nghiệm khí tượng nông nghiệp, rađa thời tiết, thủy văn, hải văn, môi trường ở những địa bàn có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,1 trở lên;
b) Viên chức đang trực tiếp làm nhiệm vụ khảo sát khí tượng hải văn trên tàu nghiên cứu và khảo sát biển.
2. Mức phụ cấp ưu đãi 15% áp dụng cho các đối tượng sau:
a) Viên chức các ngạch quan trắc khí tượng thủy văn (mã ngạch: 14.106, 14.107, 14.108) đang trực tiếp làm việc tại các trạm khí tượng, khí hậu, khí tượng cao không, khí tượng nông nghiệp, thực nghiệm khí tượng nông nghiệp, rađa thời tiết, thủy văn, hải văn, môi trường không thuộc quy định tại điểm a, khoản 1 mục này;
b) Viên chức trực tiếp làm nghề khảo sát tại các liên đoàn khảo sát; đoàn khảo sát; đội khảo sát khí tượng, thủy văn, hải văn;
c) Viên chức các ngạch dự báo khí tượng thủy văn (mã ngạch: 14.103, 14.104, 14.105) đang trực tiếp làm nghề dự báo tại các Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các phòng dự báo khí tượng thủy văn thuộc các Đài khí tượng thủy văn khu vực ở những địa bàn có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,1 trở lên.
3. Mức phụ cấp ưu đãi 10% áp dụng cho các đối tượng sau:
a) Viên chức các ngạch dự báo khí tượng thủy văn (mã ngạch: 14.103, 14.104, 14.105) đang trực tiếp làm nghề dự báo khí tượng thủy văn tại Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương;
b) Viên chức các ngạch dự báo khí tượng thủy văn (mã ngạch: 14.103, 14.104, 14.105) đang trực tiếp làm nghề dự báo khí tượng thủy văn tại các Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Phòng dự báo khí tượng thủy văn thuộc các Đài Khí tượng thủy văn khu vực không thuộc quy định tại điểm c khoản 2 mục này;
c) Viên chức kỹ thuật đang trực tiếp làm nghề kiểm soát khí tượng, thủy văn, hải văn, môi trường, khí tượng cao không, khí tượng nông nghiệp.
Theo đó, 20% là mức phụ cấp ưu đãi nghề khí tượng thủy văn cao nhất.
Các đối tượng sau được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề khí tượng thủy văn với mức 20%:
- Viên chức các ngạch quan trắc khí tượng thủy văn (mã ngạch: 14.106, 14.107, 14.108) đang trực tiếp làm việc tại các trạm khí tượng, khí hậu, khí tượng cao không, khí tượng nông nghiệp, thực nghiệm khí tượng nông nghiệp, rađa thời tiết, thủy văn, hải văn, môi trường ở những địa bàn có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,1 trở lên.
- Viên chức đang trực tiếp làm nhiệm vụ khảo sát khí tượng hải văn trên tàu nghiên cứu và khảo sát biển.
Đối tượng nào được hưởng mức phụ cấp ưu đãi nghề khí tượng thủy văn cao nhất? (Hình từ Internet)
Thời gian nào không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi nghề khí tượng thủy văn?
Căn cứ tiểu mục 3 Mục 1 Thông tư liên tịch 07/2006/TTLT-BTNMT-BNV-BTC quy định như sau:
QUY ĐỊNH CHUNG
...
3. Nguyên tắc áp dụng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề khí tượng thủy văn
Những đối tượng quy định tại khoản 1 mục này không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi nghề trong thời gian sau:
a) Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;
b) Thời gian đi công tác, học tập trong nước không trực tiếp làm chuyên môn khí tượng thủy văn liên tục 3 tháng trở lên;
c) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 1 tháng trở lên;
d) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời gian theo quy định tại Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành của Nhà nước;
e) Thời gian bị đình chỉ công tác hoặc đình chỉ làm chuyên môn khí tượng thủy văn.
Theo đó, thời gian không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi nghề khí tượng thủy văn bao gồm:
- Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 204/2004/NĐ-CP;
- Thời gian đi công tác, học tập trong nước không trực tiếp làm chuyên môn khí tượng thủy văn liên tục 3 tháng trở lên;
- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 1 tháng trở lên;
- Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời gian theo quy định tại Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành của Nhà nước;
- Thời gian bị đình chỉ công tác hoặc đình chỉ làm chuyên môn khí tượng thủy văn.
Phụ cấp ưu đãi nghề khí tượng thủy văn có được dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục 3 Thông tư liên tịch 07/2006/TTLT-BTNMT-BNV-BTC quy định như sau:
CÁCH TÍNH VÀ NGUỒN CHI TRẢ PHỤ CẤP
...
2. Phương pháp chi trả và nguồn kinh phí
a) Phụ cấp ưu đãi được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không được dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
b) Đối với các cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động, nguồn kinh phí chi trả phụ cấp ưu đãi do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành và được bố trí trong dự toán ngân sách được giao hàng năm cho cơ quan, đơn vị theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
c) Đối với các đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, phụ cấp ưu đãi do cơ quan, đơn vị chi trả từ nguồn kinh phí được sử dụng để thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo quy định của pháp luật.
Theo đó, phụ cấp ưu đãi nghề khí tượng thủy văn không được dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?