Đối tượng nào bị áp dụng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập?
- Đối tượng nào bị áp dụng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập?
- Tỷ lệ khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập đối với cá nhân ra sao?
- Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế như thế nào?
- Khi nào người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế?
Đối tượng nào bị áp dụng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 130 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định về cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập như sau:
Cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập
1. Biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập được áp dụng đối với người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế đang làm việc theo biên chế hoặc hợp đồng từ 06 tháng trở lên hoặc đang được hưởng trợ cấp hưu trí, mất sức.
...
Như vậy, biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập sẽ được áp dụng với đối tượng là người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế đang làm việc theo biên chế hoặc hợp đồng từ 06 tháng trở lên hoặc đang được hưởng trợ cấp hưu trí, mất sức.
Đối tượng nào bị áp dụng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập? (Hình từ Internet)
Tỷ lệ khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập đối với cá nhân ra sao?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 32 Nghị định 126/2020/NĐ-CP có quy định về tỷ lệ khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập đối với cá nhân như sau:
- Chỉ khấu trừ một phần tiền lương, tiền công hoặc một phần thu nhập tương ứng với số tiền đã ghi trong quyết định cưỡng chế.
- Tỷ lệ khấu trừ tiền lương, tiền công hoặc thu nhập đối với cá nhân không thấp hơn 10% và không quá 30% tổng số tiền lương, trợ cấp hàng tháng của cá nhân đó; đối với những khoản thu nhập khác thì tỷ lệ khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế, nhưng không quá 50% tổng số thu nhập.
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế như thế nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 32 Nghị định 126/2020/NĐ-CP có quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế cụ thể như sau:
- Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập của người nộp thuế bị cưỡng chế và chuyển số tiền đã khấu trừ vào ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước theo nội dung ghi trong quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, kể từ kỳ trả tiền lương hoặc thu nhập gần nhất cho đến khi khấu trừ đủ số tiền thuế nợ theo quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, đồng thời thông báo cho người ra quyết định cưỡng chế và người nộp thuế bị cưỡng chế biết.
- Khi đến kỳ phát tiền lương hoặc thu nhập gần nhất, cơ quan, tổ chức, người đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế có trách nhiệm khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế theo nội dung ghi trong quyết định cưỡng chế và chuyển số tiền đã khấu trừ vào ngân sách nhà nước, đồng thời thông báo cho người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế biết.
- Trường hợp chưa khấu trừ đủ số tiền thuế nợ theo quyết định cưỡng chế mà hợp đồng lao động của người nộp thuế bị cưỡng chế chấm dứt, cơ quan, tổ chức sử dụng lao động phải thông báo cho người ra quyết định cưỡng chế biết trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
- Cơ quan, tổ chức sử dụng lao động đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của người nộp thuế bị cưỡng chế cố tình không thực hiện quyết định cưỡng chế thì bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo quy định.
Khi nào người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế?
Căn cứ theo quy định tại Điều 124 Luật Quản lý thuế 2019 các trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm:
(1) Người nộp thuế có tiền thuế nợ quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp theo quy định.
(2) Người nộp thuế có tiền thuế nợ khi hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế.
(3) Người nộp thuế có tiền thuế nợ có hành vi phát tán tài sản hoặc bỏ trốn.
(4) Người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế, trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt.
(5) Chưa thực hiện biện pháp cưỡng chế thuế đối với trường hợp người nộp thuế được cơ quan quản lý thuế khoanh tiền thuế nợ trong thời hạn khoanh nợ; không tính tiền chậm nộp thuế theo quy định Luật Quản lý thuế 2019; được nộp dần tiền thuế nợ trong thời hạn nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày bắt đầu của thời hạn cưỡng chế thuế.
Việc nộp dần tiền thuế nợ được thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp người nộp thuế xem xét trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế và phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng.
(6) Không thực hiện biện pháp cưỡng chế đối với người nộp thuế có nợ phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh.
(7) Cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế trước khi xuất cảnh và có thể bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Người lao động được nghỉ giữa giờ bao lâu?