Doanh nghiệp phân biệt đối xử về giới trong phân công công việc dẫn đến chênh lệch về thu nhập thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Doanh nghiệp phân biệt đối xử về giới trong phân công công việc dẫn đến chênh lệch về thu nhập thì sẽ bị xử lý như thế nào? Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động được thể hiện qua những hoạt động nào? Câu hỏi của chị H.M (Đà Nẵng)

Phân biệt đối xử về giới là gì?

Tại khoản 5 Điều 5 Luật Bình đẳng giới 2006 có quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.
2. Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ.
3. Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
4. Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ.
5. Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
...

Theo đó, phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

Doanh nghiệp phân biệt đối xử về giới trong phân công công việc dẫn đến chênh lệch về thu nhập thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Doanh nghiệp phân biệt đối xử về giới trong phân công công việc dẫn đến chênh lệch về thu nhập thì sẽ bị xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp phân biệt đối xử về giới trong phân công công việc dẫn đến chênh lệch về thu nhập thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Tại điểm c khoản 2 Điều 8 Nghị định 125/2021/NĐ-CP có quy định như sau:

Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến lao động
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi vận động, xúi giục người khác lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp theo định kiến giới.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Phân biệt đối xử về giới trong bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động;
b) Ép buộc hoặc nghiêm cấm người khác lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp vì định kiến giới;
c) Phân biệt đối xử về giới trong phân công công việc dẫn đến chênh lệch về thu nhập;
d) Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế người lao động thuộc một giới tính nhất định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đặt ra và thực hiện các quy định, quy chế có sự phân biệt đối xử về giới.
4. Các hành vi vi phạm quy định riêng đối với lao động nữ và đảm bảo bình đẳng giới bị xử phạt theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Buộc sửa đổi hoặc bãi bỏ các quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức, cá nhân có sự phân biệt đối xử về giới đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.

Đồng thời, tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 125/2021/NĐ-CP có quy định như sau:

Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới đối với cá nhân là 30.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm hành chính tại Chương II Nghị định này được quy định áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
a) Trường hợp hộ gia đình, hộ kinh doanh có hành vi vi phạm hành chính thì áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân;
b) Trường hợp chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới thì áp dụng mức xử phạt theo quy định của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...

Theo đó, doanh nghiệp phân biệt đối xử về giới trong phân công công việc dẫn đến chênh lệch về thu nhập thì sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, đồng thời, phải khôi phục lại quyền lợi hợp pháp cho người bị xâm hại.

Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động được thể hiện qua những hoạt động nào?

Tại Điều 13 Luật Bình đẳng giới 2006 có quy định như sau:

Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động
1. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.
2. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.
3. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm:
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động;
b) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ;
c) Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.

Theo đó, bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động được thể hiện qua những quy định nêu trên.

Bình đẳng giới
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Gay là như thế nào? Công ty phân biệt giới tính khi tuyển dụng lao động có bị xử phạt không?
Lao động tiền lương
Trong tuyển dụng, phân biệt giới tính gay là như thế nào? Hành vi này có bị cấm hay không?
Lao động tiền lương
Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với lao động nữ để đảm bảo bình đẳng giới là gì?
Lao động tiền lương
Chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới trong lao động được thể hiện như thế nào?
Lao động tiền lương
Không bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới khi tuyển dụng lao động bị phạt thế nào?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp phân biệt đối xử về giới trong phân công công việc dẫn đến chênh lệch về thu nhập thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Bình đẳng giới
1,120 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bình đẳng giới

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bình đẳng giới

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản quy định về Bình đẳng giới mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào