Doanh nghiệp được yêu cầu người lao động thử việc mấy lần?
Doanh nghiệp được yêu cầu người lao động thử việc mấy lần?
Tại Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Thời gian thử việc
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Theo đó, doanh nghiệp chỉ được yêu cầu thử việc 01 lần đối với 01 công việc mà các bên đã thỏa thuận.
Trường hợp đã hết thời gian thử việc mà vẫn yêu cầu người lao động thử việc lần nữa với công việc đã làm, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
Tuy nhiên, pháp luật không cấm thử việc nhiều lần với nhiều công việc khác nhau tại cùng một doanh nghiệp. Đồng nghĩa với đó, người sử dụng lao động và người lao động hoàn toàn có thể thỏa thuận thử việc nhiều lần nhưng mỗi lần thử việc chỉ được thực hiện 01 công việc.
Vì vậy, nếu người lao động hết thời gian thử việc mà vẫn không đạt yêu cầu của vị trí việc làm thì người sử dụng lao động có thể yêu cầu thử việc với các công việc khác mà người đó chưa làm thử.
Doanh nghiệp được yêu cầu người lao động thử việc mấy lần? (Hình từ Internet)
Lao động thử việc có được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 70 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định:
An toàn, vệ sinh lao động đối với học sinh, sinh viên, người học nghề, tập nghề, thử việc
...
2. Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động đối với người học nghề, tập nghề, thử việc như đối với người lao động tại Luật này, kể cả trường hợp bị tai nạn lao động.
...
Theo đó, người sử dụng lao động chịu trách nhiệm đối với người đang trong thời gian thử việc như đối với người lao động kể cả trong trường hợp tai nạn lao động.
Như vậy, trong tình huống này sẽ có 2 trường hợp:
(1) Đối với người lao động thử việc có ký hợp đồng lao động, thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì sẽ được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động.
(2) Đối với người lao động thử việc ký hợp đồng thử việc, không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì sẽ không được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động của bảo hiểm xã hội. Do đó, trong trường hợp này, công ty sẽ giải quyết bồi thường nếu người lao động đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 4 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, được hướng dẫn bởi Điều 3 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH.
Người lao động đang là thử việc thì có được phép nghỉ kết hôn hưởng nguyên lương không?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.
...
Và theo Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Như vậy, theo quy định trên, người lao động đang là thử việc vẫn được coi là người lao động. Đã là người lao động thì sẽ được nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương nếu như có thông báo với người sử dụng lao động.
Do đó, theo quy định của luật thì người lao động thử việc có thể nghỉ kết hôn hưởng nguyên lương 03 ngày.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?