Doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài phá sản có cần nộp lại Giấy phép hoạt động không?
- Doanh nghiệp dịch vụ phá sản có cần nộp lại Giấy phép hoạt động không?
- Doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam theo hợp đồng bị thu hồi Giấy phép hoạt động trong trường hợp nào?
- Doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng có nhu cầu đổi Giấy phép hoạt động thì cần chuẩn bị hồ sơ như nào?
Doanh nghiệp dịch vụ phá sản có cần nộp lại Giấy phép hoạt động không?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định về các trường hợp nộp lại Giấy phép hoạt động bao gồm:
Nộp lại Giấy phép
1. Đối với doanh nghiệp dịch vụ bị hợp nhất, bị sáp nhập hoặc bị chia theo quy định của Luật Doanh nghiệp:
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tình trạng pháp lý của doanh nghiệp dịch vụ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp được chuyển sang đã bị hợp nhất, bị sáp nhập hoặc bị chia, công ty hợp nhất, công ty nhận sáp nhập, các công ty được chia nộp lại Giấy phép cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và thực hiện báo cáo theo quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Đối với doanh nghiệp dịch vụ giải thể, phá sản hoặc doanh nghiệp chấm dứt hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp được chuyển sang đang làm thủ tục giải thể, đã phá sản hoặc 05 ngày làm việc kể từ ngày Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết, quyết định về việc chấm dứt hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, doanh nghiệp nộp lại Giấy phép cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và thực hiện báo cáo theo quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Doanh nghiệp báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bằng văn bản về các hợp đồng cung ứng lao động còn hiệu lực; danh sách người lao động đang làm việc ở nước ngoài; danh sách người lao động đã tuyển chọn, đang tham gia bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng; tiền ký quỹ và các khoản đã thu từ người lao động và việc đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.
Chiếu theo quy định này, nếu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên môi giới cho người lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng thuộc trường hợp bị hợp nhất, bị sáp nhập, bị chia hoặc thuộc trường hợp bị giải thể, phá sản hoặc doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì cần nộp lại Giấy phép hoạt động cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và thực hiện báo cáo theo quy định của pháp luật.
Như vậy, doanh nghiệp dịch vụ khi phá sản phải nộp lại Giấy phép hoạt động tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Đồng thời làm báo cáo cập nhật tình trạng của các hợp đồng cung ứng lao động, danh sách người lao động đã tuyển chọn và đang đào tạo tại công ty trước thời điểm ngừng hoạt động.
Doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài phá sản có cần nộp lại Giấy phép hoạt động không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam theo hợp đồng bị thu hồi Giấy phép hoạt động trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thu hồi Giấy phép
1. Trường hợp cơ quan công an có thẩm quyền hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp bản chính các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép có văn bản khẳng định nội dung kê khai trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép là giả mạo, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định thu hồi Giấy phép.
2. Trường hợp doanh nghiệp dịch vụ không duy trì các điều kiện quy định tại Điều 10 hoặc vi phạm quy định tại một trong các khoản 1, 2, 5, 6, 7, 8, 11, 12, 13 Điều 7 hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng về vật chất, tinh thần đối với người lao động do doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định tại các điểm c, e, g, h và i khoản 2 Điều 26 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền lập biên bản về hành vi vi phạm, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định thu hồi Giấy phép.
3. Trường hợp doanh nghiệp dịch vụ không đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong thời gian 24 tháng liên tục mà không phải do thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, bất ổn chính trị, suy thoái kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng khác dẫn đến bên nước ngoài không thể tiếp nhận người lao động, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày cuối cùng của tháng thứ 24, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định thu hồi Giấy phép.
4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định thu hồi Giấy phép, doanh nghiệp báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bằng văn bản về các hợp đồng cung ứng lao động còn hiệu lực; danh sách người lao động đang làm việc ở nước ngoài; danh sách người lao động đã tuyển chọn, đang tham gia bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng; tiền ký quỹ, các khoản đã thu từ người lao động và việc đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.
Như vậy, doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng bị thu hồi Giấy phép hoạt động khi thuộc 01 trong các trường hợp sau:
- Nội dung kê khai trong đề nghị cấp Giấy phép là giả mạo;
- Không đáp ứng được một trong các yêu cầu liên quan đến việc đề nghị Giấy phép quy định tại Điều 7 Nghị định 112/2021/NĐ-CP.
- Không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của doanh nghiệp dịch vụ do luật định.
- Không đảm bảo về thời gian đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng có nhu cầu đổi Giấy phép hoạt động thì cần chuẩn bị hồ sơ như nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ, thủ tục đổi Giấy phép theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 74 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Hồ sơ:
a) Văn bản đề nghị đổi Giấy phép theo Mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Báo cáo về việc đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm a, b, d, đ và e khoản 1 Điều 10 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo Mẫu số 06 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Bản chính Giấy phép còn hiệu lực đã được cấp theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 72/2006/QH11.
...
Như vậy, để được đổi Giấy phép hoạt động cung cấp dịch vụ chuyên môi giới cho người lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng cần chuẩn bị các giấy tờ nêu trên .
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?