Doanh nghiệp có hành vi phân biệt đối xử về giới trong bảo đảm an toàn vệ sinh lao động sẽ bị xử lý như thế nào?

Khi nào doanh nghiệp phải tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người lao động? Doanh nghiệp có hành vi phân biệt đối xử về giới trong bảo đảm an toàn vệ sinh lao động sẽ bị xử lý như thế nào? Câu của của chị H.C (Đồng Tháp)

Người sử dụng lao động có phải tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động hay không?

Tại điểm b khoản 2 Điều 7 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:

Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động
...
2. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ sau đây:
...
b) Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
...

Theo đó, người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động cho người lao động.

Doanh nghiệp có hành vi phân biệt đối xử về giới trong bảo đảm an toàn vệ sinh lao động sẽ bị xử lý như thế nào?

Doanh nghiệp có hành vi phân biệt đối xử về giới trong bảo đảm an toàn vệ sinh lao động sẽ bị xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)

Khi nào doanh nghiệp phải tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người lao động?

Tại Điều 21 Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định như sau:

Huấn luyện, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động và huấn luyện định kỳ
1. Huấn luyện cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Luật an toàn, vệ sinh lao động
Ít nhất 02 năm một lần, kể từ ngày Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn có hiệu lực, người được huấn luyện phải tham dự khóa huấn luyện để ôn lại kiến thức đã được huấn luyện và cập nhật mới kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động. Thời gian huấn luyện ít nhất bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu. Người làm công tác y tế thực hiện việc cập nhật kiến thức theo quy định tại điểm c Khoản 3 Điều 73 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
2. Huấn luyện định kỳ theo quy định tại Khoản 4 Điều 14 Luật an toàn, vệ sinh lao động
Người lao động thuộc nhóm 4 được huấn luyện định kỳ ít nhất mỗi năm 01 lần để ôn lại kiến thức đã được huấn luyện và cập nhật mới kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động. Thời gian huấn luyện định kỳ bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu.

Từ quy định trên, dẫn chiếu đến khoản 4 Điều 14 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:

Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
...
4. Người sử dụng lao động tự tổ chức huấn luyện và chịu trách nhiệm về chất lượng huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, người học nghề, tập nghề, người thử việc trước khi tuyển dụng hoặc bố trí làm việc và định kỳ huấn luyện lại nhằm trang bị đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết về bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động, phù hợp với vị trí công việc được giao.

Như vậy, doanh nghiệp phải tổ chức huấn luyện và chịu trách nhiệm về chất lượng huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động cho người lao động. Việc huấn luyện định kỳ ít nhất mỗi năm 01 lần để ôn lại kiến thức đã được huấn luyện và cập nhật mới kiến thức, kỹ năng về an toàn vệ sinh lao động. Thời gian huấn luyện định kỳ bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu.

Doanh nghiệp có hành vi phân biệt đối xử về giới trong bảo đảm an toàn vệ sinh lao động sẽ bị xử lý như thế nào?

Tại điểm a khoản 2 Điều 8 Nghị định 125/2021/NĐ-CP có quy định như sau:

Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến lao động
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Phân biệt đối xử về giới trong bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động;
b) Ép buộc hoặc nghiêm cấm người khác lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp vì định kiến giới;
c) Phân biệt đối xử về giới trong phân công công việc dẫn đến chênh lệch về thu nhập;
d) Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế người lao động thuộc một giới tính nhất định.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Buộc sửa đổi hoặc bãi bỏ các quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức, cá nhân có sự phân biệt đối xử về giới đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.

Đồng thời, tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 125/2021/NĐ-CP có quy định như sau:

Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
2. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm hành chính tại Chương II Nghị định này được quy định áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
a) Trường hợp hộ gia đình, hộ kinh doanh có hành vi vi phạm hành chính thì áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân;
b) Trường hợp chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới thì áp dụng mức xử phạt theo quy định của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...

Theo đó, doanh nghiệp có hành vi phân biệt đối xử về giới trong bảo đảm an toàn vệ sinh lao động sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, đồng thời, phải khôi phục lại quyền lợi hợp pháp cho lao động nữ.

An toàn vệ sinh lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Mẫu kế hoạch an toàn vệ sinh lao động mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Lao động tiền lương
Tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động để làm gì?
Lao động tiền lương
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chấn chỉnh công tác an toàn, vệ sinh lao động, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho người lao động ra sao theo Công điện 51/CĐ-TTg?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động đối với thử việc hay không?
Lao động tiền lương
Tổng hợp mẫu tự luận câu chuyện ấn tượng về bảo đảm an toàn vệ sinh lao động của Cuộc thi tìm hiểu về công tác ATVSLĐ mới nhất?
Lao động tiền lương
Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động 2024 là tháng nào?
Lao động tiền lương
Bài mẫu tự luận Cuộc thi trực tuyến Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động 2024 mới nhất?
Lao động tiền lương
Bài mẫu câu chuyện hay, ấn tượng, tình huống về việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động của Cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động mới nhất?
Lao động tiền lương
Tổng hợp mẫu tình huống hay về việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động của Cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động mới nhất?
Lao động tiền lương
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có nghĩa vụ gì trong đảm bảo an toàn vệ sinh lao động?
Đi đến trang Tìm kiếm - An toàn vệ sinh lao động
749 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An toàn vệ sinh lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về An toàn vệ sinh lao động

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Trọn bộ văn bản hướng dẫn Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào