Doanh nghiệp có được lựa chọn nơi tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động không?
Có bao nhiêu hình thức khám sức khỏe đối với người lao động?
Tại khoản 1 Điều 83 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định như sau:
Khám sức khỏe
1. Các hình thức khám sức khỏe bao gồm:
a) Khám sức khỏe định kỳ;
b) Khám sức khỏe để phân loại sức khỏe để đi học, đi làm việc;
c) Khám sức khỏe cho học sinh, sinh viên;
d) Khám sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp, công việc đặc thù;
đ) Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp;
e) Khám sức khỏe theo yêu cầu;
g) Hình thức khám sức khỏe khác.
...
Như vậy, hiện nay có 6 hình thức khám sức khỏe dành cho người lao động bao gồm:
- Khám sức khỏe định kỳ;
- Khám sức khỏe để phân loại sức khỏe để đi học, đi làm việc;
- Khám sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp, công việc đặc thù;
- Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp;
- Khám sức khỏe theo yêu cầu;
- Hình thức khám sức khỏe khác.
Doanh nghiệp có được lựa chọn nơi tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động không?
Doanh nghiệp có bắt buộc phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động không?
Tại khoản 2 Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
...
2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
c) Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
d) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.
Đồng thời, tại điểm b khoản 2 Điều 7 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định như sau:
Xây dựng quan hệ lao động
...
2. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ sau đây:
...
b) Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
...
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 cũng có quy định như sau:
Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
...
Như vậy, hằng năm doanh nghiệp phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động ít nhất một lần.
Đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi thì doanh nghiệp phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ ít nhất 06 tháng một lần.
Doanh nghiệp có được lựa chọn nơi tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động không?
Tại khoản 4 Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định như sau:
Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
...
4. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.
5. Người sử dụng lao động đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
6. Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.
Theo đó, doanh nghiệp có quyền lựa chọn bất kỳ cơ sở khám chữa bệnh nào để tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, tuy nhiên nơi khám sức khỏe này phải đảm bảo được những yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?