Doanh nghiệp cho thuê lại lao động có phải thông báo khi không còn hoạt động không?
- Doanh nghiệp cho thuê lại lao động có phải thông báo khi không còn hoạt động không?
- Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động thuê lại đúng không?
- NLĐ thuê lại có được chấm dứt HĐLĐ với doanh nghiệp cho thuê lại để giao kết HĐLĐ với bên thuê lại không?
- Bên thuê lại lao động được trả lại lao động thuê lại trong trường hợp nào?
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động có phải thông báo khi không còn hoạt động không?
Căn cứ theo Điều 29 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê lại trong trường hợp bị thu hồi giấy phép hoặc không được gia hạn, cấp lại giấy phép như sau:
Trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê lại trong trường hợp bị thu hồi giấy phép hoặc không được gia hạn, cấp lại giấy phép
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc không gia hạn hoặc không cấp lại hoặc thu hồi giấy phép, doanh nghiệp cho thuê lại thực hiện thanh lý toàn bộ các hợp đồng cho thuê lại lao động đang thực hiện, giải quyết quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thuê lại và bên thuê lại theo quy định của pháp luật lao động, đồng thời đăng công khai nội dung chấm dứt hoạt động cho thuê lại lao động trên ít nhất một báo điện tử được cấp phép hoạt động theo quy định của pháp luật trong 07 ngày liên tiếp.
Theo đó, trong trường hợp doanh nghiệp cho thuê lại lao động chấm dứt hoạt động thì phải đăng công khai nội dung chấm dứt hoạt động cho thuê lại lao động trên ít nhất một báo điện tử được cấp phép hoạt động theo quy định của pháp luật trong 07 ngày liên tiếp.
Như vậy, trong trường hợp không còn hoạt động thì doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải thông báo thông qua ít nhất là một báo điện tử trong 07 ngày liên tiếp.
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động có phải thông báo khi không còn hoạt động không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động thuê lại đúng không?
Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, có tuyển dụng, giao kết hợp đồng lao động với người lao động, sau đó chuyển người lao động sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp đã giao kết hợp đồng lao động (sau đây gọi là doanh nghiệp cho thuê lại).
Theo đó, doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động thuê lại.
NLĐ thuê lại có được chấm dứt HĐLĐ với doanh nghiệp cho thuê lại để giao kết HĐLĐ với bên thuê lại không?
Căn cứ theo Điều 58 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động thuê lại như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người lao động thuê lại
Ngoài các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 5 của Bộ luật này, người lao động thuê lại có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Thực hiện công việc theo hợp đồng lao động đã ký với doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động;
2. Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát hợp pháp của bên thuê lại lao động;
3. Được trả lương không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau;
4. Khiếu nại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động trong trường hợp bị bên thuê lại lao động vi phạm các thỏa thuận trong hợp đồng cho thuê lại lao động;
5. Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động để giao kết hợp đồng lao động với bên thuê lại lao động.
Theo đó, người lao động thuê lại có quyền thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động để giao kết hợp đồng lao động với bên thuê lại lao động.
Bên thuê lại lao động được trả lại lao động thuê lại trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 57 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động như sau:
Quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động
1. Thông báo, hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết nội quy lao động và các quy chế khác của mình.
2. Không được phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình.
3. Thỏa thuận với người lao động thuê lại về làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ theo quy định của Bộ luật này.
4. Thỏa thuận với người lao động thuê lại và doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng chính thức người lao động thuê lại làm việc cho mình trong trường hợp hợp đồng lao động của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động chưa chấm dứt.
5. Trả lại người lao động thuê lại không đáp ứng yêu cầu như đã thỏa thuận hoặc vi phạm kỷ luật lao động cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
6. Cung cấp cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động chứng cứ về hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động thuê lại để xem xét xử lý kỷ luật lao động.
Theo đó, bên thuê lại lao động được quyền trả lại người lao động thuê lại cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động trong trường hợp người lao động thuê lại không đáp ứng yêu cầu như đã thỏa thuận hoặc vi phạm kỷ luật lao động.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?