Doanh nghiệp chậm nộp quyết toán thuế TNCN có bị phạt không?
Doanh nghiệp thực hiện quyết toán thuế TNCN cho người lao động khi nào?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, quy định cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền cho doanh nghiệp trả thu nhập quyết toán thuế thu nhập cá nhân thay trong các trường hợp sau:
- Cá nhân chỉ có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một doanh nghiệp trả thu nhập và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm ủy quyền quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm.
Ví dụ 1: Trong năm 2023, bà B có ký hợp đồng lao động 03 tháng trở lên với 2 công ty. Do đó, Bà B không được ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho một trong hai công ty này.
- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 (ba) tháng trở lên tại một doanh nghiệp trả thu nhập và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm ủy quyền quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế 10% mà không có yêu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.
Ví dụ 2: Năm 2022, Bà A có thu nhập từ tiền lương theo hợp đồng lao động dài hạn tại Công ty M, đồng thời có thu nhập vãng lai tại các nơi khác là 99 triệu đồng đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân 10%.
Như vậy, thu nhập vãng lai bình quân tháng trong năm 2022 của Bà A nhỏ hơn 10 triệu đồng (99 triệu đồng : 12 tháng = 8,25 triệu đồng/tháng), nếu Bà A thuộc diện phải quyết toán thuế và không có yêu cầu quyết toán thuế đối với thu nhập vãng lai thì Bà A ủy quyền quyết toán thuế năm 2022 cho Công ty M. Công ty M chỉ quyết toán thuế thay Bà A đối với phần thu nhập do Công ty M trả.
- Cá nhân được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới trong trường hợp tổ chức cũ thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi doanh nghiệp.
Cuối năm người lao động có ủy quyền quyết toán thuế thì doanh nghiệp mới phải thu lại chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân do doanh nghiệp cũ đã cấp cho người lao động (nếu có) để làm căn cứ tổng hợp thu nhập, số thuế đã khấu trừ và quyết toán thuế thay cho cá nhân đối với cả phần thu nhập do tổ chức cũ chi trả.
Doanh nghiệp chậm nộp quyết toán thuế TNCN có bị phạt không? (Hình từ Internet)
Thời hạn doanh nghiệp nộp quyết toán thuế TNCN 2023 là khi nào?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019 và Mục V Công văn 636/TCT-DNNCN năm 2021, đối với tổ chức trả thu nhập thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quyết toán thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 03 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
Như vậy, thời hạn doanh nghiệp nộp quyết toán thuế TNCN 2023 là vào ngày 31/3/2024. Tuy nhiên, năm nay, ngày 31/3 rơi vào Chủ nhật nên thời hạn doanh nghiệp nộp quyết toán thuế TNCN 2023 là vào ngày 01/4/2024.
Ngày 02/5/2024: Cá nhân trực tiếp đi nộp quyết toán thuế. Bởi theo quy định, thời hạn chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 dương lịch nhưng năm 2024, ngày cuối cùng là ngày 30/4/2024 và ngày tiếp theo 01/5/2024 là hai ngày nghỉ lễ. Do đó, thời hạn nộp quyết toán trong trường hợp này là ngày 02/5/2024.
Doanh nghiệp chậm nộp quyết toán thuế TNCN có bị phạt không?
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP và Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, tùy vào số ngày chậm nộp mà doanh nghiệp chậm nộp quyết toán thuế TNCN có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền như sau:
(1) Phạt cảnh cáo: Doanh nghiệp chậm nộp quyết toán thuế TNCN từ 01-05 ngày, có tình tiết giảm nhẹ
(2) Phạt từ 2-5 triệu đồng: Doanh nghiệp chậm nộp quyết toán thuế TNCN từ 01-30 ngày, không có tình tiết giảm nhẹ.
(3) Phạt từ 5-8 triệu đồng: Doanh nghiệp chậm nộp quyết toán thuế TNCN từ 31-60 ngày.
(4) Phạt từ 8-15 triệu đồng nếu:
+ Doanh nghiệp chậm nộp quyết toán thuế TNCN từ 61-90 ngày.
+ Doanh nghiệp chậm nộp quyết toán thuế TNCN từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.
(5) Phạt từ 15-25 triệu đồng nếu:
+ Doanh nghiệp chậm nộp quyết toán thuế TNCN trên 90 ngày; có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm bị cơ quan thuế công bố quyết định thanh tra, kiểm tra thuế hoặc trước khi bị cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định.
Nếu trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp nhưng tối thiểu bằng 11,5 triệu đồng.
Ngoài việc áp dụng mức phạt tiền như đã nói trên, doanh nghiệp còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
- Bắt buộc nộp đúng số tiền thuế chậm nộp vào ngân sách nhà nước đối với các vi phạm nêu trên trong trường hợp doanh nghiệp chậm nộp hồ sơ khai thuế, dẫn đến việc chậm nộp tiền thuế;
- Bắt buộc nộp hồ sơ khai thuế và các phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế đối với hành vi không nộp hồ sơ khai thuế và không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nếu trì hoãn việc nộp phạt, thì ngoài số tiền phạt do chậm nộp quyết toán toán TNCN 2023, người lao động còn bị phạt với hành vi chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, khoản tiền chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế được tính theo công thức:
Tiền chậm nộp 01 ngày = 0,05% x Số tiền chậm nộp
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?