Đoàn viên không đóng đoàn phí công đoàn bao lâu thì bị khai trừ?
Đóng đoàn phí công đoàn theo phương thức nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 24 Quy định về quản lý tài chỉnh, tài sản công đoàn, thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu, nộp tài chính công đoàn Ban hành kèm theo Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 quy định về phương thức đóng đoàn phí công đoàn như sau:
Phương thức đóng và quản lý tiền đoàn phí
1. Phương thức đóng đoàn phí
a) Đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng trực tiếp hàng tháng cho tổ công đoàn, công đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn (theo phân cấp của công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn).
b) Đoàn phí công đoàn thu qua lương hàng tháng (tiền mặt hoặc chuyển khoản) sau khi có ý kiến thỏa thuận của đoàn viên. Trong trường hợp này, số thu đoàn phí công đoàn phải có xác nhận của phòng kế toán đơn vị và có danh sách chi tiết đoàn viên đóng đoàn phí.
c) Khuyến khích đoàn viên công đoàn, công đoàn cơ sở đổi mới phương thức thu, nộp đoàn phí công đoàn bằng công nghệ hiện đại (thu qua tài khoản cá nhân, qua thẻ ATM...) trên cơ sở thỏa thuận, thống nhất giữa đoàn viên với công đoàn cơ sở và được công đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý bằng văn bản.
...
Theo đó, đoàn phí công đoàn được đóng theo các phương thức được nêu như trên.
Đoàn viên không đóng đoàn phí công đoàn bao lâu thì bị khai trừ? (Hình từ Internet)
Đoàn viên không đóng đoàn phí công đoàn bao lâu thì bị khai trừ?
Căn cứ Điều 25 Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định như sau:
Nội dung vi phạm và hình thức xử lý kỷ luật đối với đoàn viên
1. Đoàn viên vi phạm một trong các trường hợp sau đây thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Không chấp hành và không thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nghị quyết, quyết định, quy định, kế hoạch, chương trình công tác... của công đoàn các cấp gây hậu quả ít nghiêm trọng.
b) Không dự họp 50% trở lên số kỳ họp công đoàn trong một năm.
c) Không đóng đoàn phí liên tục 6 tháng mà không có lý do chính đáng.
2. Đoàn viên vi phạm một trong các trường hợp sau đây thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo:
a) Đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại tiết a khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng.
b) Không dự họp 70% trở lên số kỳ họp công đoàn trong một năm.
c) Không đóng đoàn phí liên tục 9 tháng mà không có lý do chính đáng.
3. Đoàn viên vi phạm một trong các trường hợp sau đây thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại tiết a khoản 2 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả rất nghiêm trọng.
b) Không dự họp 90% trở lên số kỳ họp công đoàn trong một năm.
c) Không đóng đoàn phí liên tục 12 tháng mà không có lý do chính đáng.
Theo đó, đoàn viên không đóng đoàn phí liên tục 12 tháng mà không có lý do chính đáng sẽ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi tổ chức công đoàn.
Đoàn viên công đoàn sau khi bị khai trừ có được gia nhập lại công đoàn không?
Căn cứ Điều 3 Điều lệ công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định về thủ tục gia nhập Công đoàn Việt Nam, thẻ đoàn viên và chuyển sinh hoạt công đoàn như sau:
Thủ tục gia nhập Công đoàn Việt Nam, thẻ đoàn viên và chuyển sinh hoạt công đoàn
1. Thủ tục gia nhập Công đoàn Việt Nam
a. Người lao động phải có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.
b. Ban chấp hành công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở xem xét, quyết định công nhận hoặc kết nạp đoàn viên công đoàn.
c. Nơi chưa có tổ chức công đoàn, người lao động nộp đơn gia nhập Công đoàn Việt Nam thông qua ban vận động thành lập công đoàn cơ sở theo quy định tại Điều 14 Điều lệ này, hoặc nộp đơn cho công đoàn cấp trên để được xem xét gia nhập Công đoàn Việt Nam.
d. Đoàn viên đã ra khỏi tổ chức công đoàn, nếu tiếp tục có nguyện vọng gia nhập Công đoàn Việt Nam thì phải có đơn xin gia nhập lại tổ chức Công đoàn, do công đoàn cấp trên xem xét kết nạp lại.
2. Thẻ đoàn viên
a. Thẻ đoàn viên là sự xác nhận tư cách đoàn viên của tổ chức công đoàn với một cá nhân cụ thể.
b. Người là đoàn viên công đoàn được tổ chức công đoàn phát thẻ đoàn viên để sử dụng trong các hoạt động công đoàn. Người có thẻ đoàn viên được hưởng các quyền và lợi ích theo quy định của các cấp công đoàn.
c. Việc quản lý và sử dụng thẻ thực hiện theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.
3. Chuyển sinh hoạt công đoàn
Khi thay đổi nơi làm việc, đoàn viên thông báo với công đoàn cơ sở nơi sinh hoạt hoặc nghiệp đoàn cơ sở nơi đang sinh hoạt về việc chuyển sinh hoạt công đoàn; trình thẻ công đoàn và bày tỏ nguyện vọng sinh hoạt công đoàn đối với ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc nghiệp đoàn cơ sở nơi đến, để được tiếp tục sinh hoạt.
Ban chấp hành công đoàn nơi sinh hoạt cũ của đoàn viên gạch tên và ghi giảm số lượng; ban chấp hành công đoàn nơi sinh hoạt mới bổ sung tên và ghi tăng số lượng.
Theo đó, đoàn viên đã bị khai trừ ra khỏi tổ chức công đoàn, nếu tiếp tục có nguyện vọng gia nhập Công đoàn Việt Nam thì phải có đơn xin gia nhập lại tổ chức Công đoàn, do công đoàn cấp trên xem xét kết nạp lại.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?