Đô thị trung tâm là gì? Người lao động tại khu vực đô thị có được thuê nhà ở xã hội không?

Đô thị trung tâm có nghĩa là gì? Có được thuê nhà ở xã hội khi là người lao động tại khu vực đô thị không?

Đô thị trung tâm là gì?

Theo Điều 3 Luật Thủ đô 2024 quy định:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đô thị trung tâm là khu vực đô thị đảm nhiệm các chức năng chính của Thủ đô, gồm khu vực nội đô lịch sử và các khu vực liền kề khác được xác định trong Quy hoạch chung Thủ đô.
2. Khu vực nội đô lịch sử là khu vực bảo tồn di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội, các giá trị truyền thống của người Hà Nội được xác định trong Quy hoạch chung Thủ đô.
3. Vùng Thủ đô là khu vực liên kết phát triển kinh tế - xã hội gồm thành phố Hà Nội và một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lân cận do Chính phủ quyết định.
...

Theo đó đô thị trung tâm là khu vực đô thị đảm nhiệm các chức năng chính của Thủ đô, gồm khu vực nội đô lịch sử và các khu vực liền kề khác được xác định trong Quy hoạch chung Thủ đô.

Lưu ý: Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

Đô thị trung tâm là gì? Người lao động tại khu vực đô thị có được thuê nhà ở xã hội không?

Đô thị trung tâm là gì? Người lao động tại khu vực đô thị có được thuê nhà ở xã hội không? (Hình từ Internet)

Người lao động tại khu vực đô thị có được thuê nhà ở xã hội không?

Căn cứ theo Điều 76 Luật Nhà ở 2023 quy định như sau:

Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội
1. Người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ thuộc trường hợp được hỗ trợ cải thiện nhà ở theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.
2. Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn.
3. Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu.
4. Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị.
5. Người thu nhập thấp tại khu vực đô thị.
6. Công nhân, người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong và ngoài khu công nghiệp.
7. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, công nhân công an, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ tại ngũ; người làm công tác cơ yếu, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước đang công tác.
8. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
9. Đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 4 Điều 125 của Luật này, trừ trường hợp bị thu hồi nhà ở công vụ do vi phạm quy định của Luật này.
10. Hộ gia đình, cá nhân thuộc trường hợp bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.
11. Học sinh, sinh viên đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, trường chuyên biệt theo quy định của pháp luật; học sinh trường dân tộc nội trú công lập.
12. Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong khu công nghiệp.

Theo đó, người lao động có thu nhập thấp tại khu vực đô thị thuộc đối tượng được chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.

Người lao động có thu nhập thấp tại khu vực đô thị không có HĐLĐ được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội cần đáp ứng điều kiện về thu nhập như thế nào?

Theo Điều 30 Nghị định 100/2024/NĐ-CP quy định:

Điều kiện về thu nhập
...
2. Trường hợp đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 76 của Luật Nhà ở không có Hợp đồng lao động, nếu là người độc thân thì thu nhập hàng tháng thực nhận không quá 15 triệu đồng, nếu đã kết hôn theo quy định của pháp luật thì người đứng đơn và vợ (chồng) của người đó có tổng thu nhập hàng tháng thực nhận không quá 30 triệu đồng. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị xác nhận, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc xác nhận điều kiện về thu nhập trong 01 năm liền kề tính từ thời điểm đối tượng quy định tại khoản này nộp hồ sơ hợp lệ cho chủ đầu tư để đăng ký mua, thuê mua nhà ở xã hội.
3. Đối với đối tượng quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 76 của Luật Nhà ở thì phải thuộc trường hợp hộ gia đình nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo của Chính phủ.
4. Đối với đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 76 của Luật Nhà ở thì áp dụng điều kiện thu nhập theo quy định tại Điều 67 của Nghị định này.

Theo đó người lao động có thu nhập thấp không có hợp đồng lao động tại khu vực đô thị được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội phải đảm bảo điều kiện về thu nhập như sau:

- Nếu là người độc thân thì thu nhập hàng tháng thực nhận không quá 15 triệu đồng;

- Nếu đã kết hôn theo quy định của pháp luật thì người đứng đơn và vợ (chồng) của người đó có tổng thu nhập hàng tháng thực nhận không quá 30 triệu đồng.

Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị xác nhận, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc xác nhận điều kiện về thu nhập trong 01 năm liền kề tính từ thời điểm đối tượng quy định tại khoản này nộp hồ sơ hợp lệ cho chủ đầu tư để đăng ký mua, thuê mua nhà ở xã hội.

Đô thị trung tâm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Đô thị trung tâm là gì? Người lao động tại khu vực đô thị có được thuê nhà ở xã hội không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Đô thị trung tâm
433 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đô thị trung tâm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đô thị trung tâm

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Chính sách về nhà ở xã hội: Những văn bản quan trọng cần biết Toàn bộ quy định về Nhà ở thương mại năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào