Đô thị hóa là gì? Tác động của đô thị hóa đến người lao động như thế nào?
Đô thị hóa là gì? Tác động của đô thị hóa đến người lao động như thế nào?
Đô thị hóa là quá trình phát triển và mở rộng các khu vực đô thị, thể hiện qua sự gia tăng về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị. Quá trình này bao gồm sự tập trung dân cư vào các thành phố lớn và sự phổ biến của lối sống đô thị.
Đô thị hóa có thể được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm giữa số dân đô thị trên tổng số dân hoặc diện tích đô thị trên tổng diện tích của một khu vực. Quá trình này thường diễn ra nhanh chóng ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, do sự chuyển dịch dân cư từ nông thôn ra thành thị để tìm kiếm cơ hội việc làm và điều kiện sống tốt hơn.
Đô thị hóa mang lại nhiều lợi ích như thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo ra nhiều cơ hội việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây ra những vấn đề như ô nhiễm môi trường, quá tải hạ tầng và gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
Đô thị hóa có nhiều tác động đến người lao động, cả tích cực lẫn tiêu cực. Dưới đây là tác động của đô thị hóa:
- Tác động tích cực:
+ Cơ hội việc làm: Đô thị hóa tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới trong các ngành công nghiệp, dịch vụ và xây dựng. Người lao động từ nông thôn có thể tìm kiếm việc làm với mức lương cao hơn và điều kiện làm việc tốt hơn.
+ Nâng cao kỹ năng: Quá trình đô thị hóa thúc đẩy người lao động nâng cao trình độ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động đô thị.
+ Cải thiện chất lượng cuộc sống: Người lao động có thể tiếp cận với các dịch vụ y tế, giáo dục và tiện ích công cộng tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Tác động tiêu cực:
+ Áp lực cạnh tranh: Sự gia tăng dân số đô thị dẫn đến cạnh tranh việc làm cao hơn, đặc biệt là đối với những người lao động có trình độ thấp.
+ Chi phí sinh hoạt cao: Chi phí sinh hoạt ở các khu vực đô thị thường cao hơn so với nông thôn, gây áp lực tài chính cho người lao động.
+ Ô nhiễm môi trường: Đô thị hóa nhanh chóng có thể dẫn đến ô nhiễm không khí, nước và tiếng ồn, ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Đô thị hóa là gì? Tác động của đô thị hóa đến người lao động như thế nào? (Hình từ Internet)
Trợ cấp thôi việc của lao động thành thị có tính thuế thu nhập cá nhân hay không?
Tại điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC có quy định về các khoản thu nhập chịu thuế như sau:
Các khoản thu nhập chịu thuế
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
...
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
...
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
...
b.6) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.
...
Các khoản phụ cấp, trợ cấp và mức phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế hướng dẫn tại điểm b, khoản 2, Điều này phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
Trường hợp các văn bản hướng dẫn về các khoản phụ cấp, trợ cấp, mức phụ cấp, trợ cấp áp dụng đối với khu vực Nhà nước thì các thành phần kinh tế khác, các cơ sở kinh doanh khác được căn cứ vào danh mục và mức phụ cấp, trợ cấp hướng dẫn đối với khu vực Nhà nước để tính trừ.
Trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế.
...
Như vậy, pháp luật quy định với các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công thì trường hợp khoản trợ cấp thôi việc nhận được cao hơn mức trợ cấp thôi việc theo quy định thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế tức trợ cấp thôi việc có tính thuế thu nhập cá nhân. Còn không vượt mức thì sẽ không tính vào thuế thu nhập cá nhân.
Thu nhập bình quân lao động thành thị trong quý 2/2024 là 9 triệu đúng không?
Tại Mục 4 Thông cáo báo chí thì thu nhập bình quân của người lao động quý 2 năm 2024 là 7,5 triệu đồng/tháng, giảm 137 nghìn đồng so với quý 1 năm 2024 và tăng 490 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2023.
Trong đó, thu nhập bình quân của lao động nam là 8,5 triệu đồng/tháng, lao động nữ là 6,3 triệu đồng/tháng; thu nhập bình quân của lao động ở khu vực thành thị là 9 triệu đồng/tháng, khu vực nông thôn là 6,5 triệu đồng/tháng.
Tính chung sáu tháng đầu năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động là 7,5 triệu đồng/tháng, tăng 7,4%, tương ứng tăng 519 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, thu nhập bình quân của lao động nam là 8,5 triệu đồng/tháng, lao động nữ là 6,4 triệu đồng; thu nhập bình quân của lao động ở khu vực thành thị là 9,1 triệu đồng/tháng, khu vực nông thôn là 6,5 triệu đồng/tháng.
Vậy mức thu nhập bình quân của lao động ở khu vực thành thị trong quý 2 năm 2024 là 9 triệu đồng/tháng.
Thông cáo báo chí về tình hình lao động, việc làm quý 2 và 6 tháng đầu năm 2024: TẢI VỀ.
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Không tăng lương năm 2025, tăng mức lương cơ sở trong năm 2026 cho cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang phụ thuộc vào kinh tế đất nước đúng không?
- Tăng tiền lương CBCCVC giữ chức vụ và không giữ chức vụ khi chính thức thay đổi lương cơ sở 2.34 không?
- Toàn bộ bảng lương chính thức của LLVT trước thời điểm chính sách tiền lương mới có hiệu lực, cụ thể ra sao?