Độ chịu nhiệt tiếp xúc nóng của giày ủng bảo vệ phải đáp ứng điều kiện gì?
Độ chịu nhiệt tiếp xúc nóng của giày ủng bảo vệ phải đáp ứng điều kiện gì?
Tại tiểu mục 6.4.4 Mục 6 TCVN 7653:2007 (ISO 20346 : 2004) có quy định như sau:
6. Các yêu cầu bổ sung cho giày ủng bảo vệ
...
6.4.4 Độ chịu nhiệt tiếp xúc nóng
Khi thử theo phương pháp trong TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344 : 2004), điều 8.7, đế ngoài bằng cao su và polyme không được bị chảy và không được có bất kỳ vết rạn nào khi uốn quanh trục. Khi thử theo cách tương tự với đế ngoài bằng da, đế phải không được có bất kỳ vết rạn nào hoặc hóa than mở rộng đến lớp liên kết khi uốn quanh trục.
...
Theo đó, khi thử theo phương pháp xác định độ độ bền với nhiệt tiếp xúc nóng quy định tại Mục 8.7 TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344 : 2004) thì đế ngoài bằng cao su và polyme không được bị chảy và không được có bất kỳ vết rạn nào khi uốn quanh trục.
Khi thử theo cách tương tự với đế ngoài bằng da, đế phải không được có bất kỳ vết rạn nào hoặc hóa than mở rộng đến lớp liên kết khi uốn quanh trục.
Độ chịu nhiệt tiếp xúc nóng của giày ủng bảo vệ phải đáp ứng điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Điện trở của giày ủng chống tĩnh điện được quy định như thế nào?
Tại tiểu mục 6.2.2.2 Mục 6 TCVN 7653:2007 (ISO 20346 : 2004) có quy định như sau:
6. Các yêu cầu bổ sung cho giày ủng bảo vệ
...
6.2.2 Đặc tính điện
...
6.2.2.2 Giày ủng chống tĩnh điện
Khi đo theo phương pháp trong TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344 : 2004), điều 5.10, sau khi điều hòa trong môi trường khô và ướt (TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344 : 2004), điều 5.10.3.3 a) và b)), điện trở phải lớn hơn 100 kW và nhỏ hơn hoặc bằng 1 000 MW.
6.2.2.3 Giày ủng cách điện
Khi đo theo phương pháp trong TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344 : 2004), điều 5.11, giày ủng phải phù hợp vớ các loại O hoặc loại OO.
...
Theo quy định trên, khi đo theo phương pháp xác định điện trở quy định tại Mục 5.10 TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344 : 2004) thì sau khi điều hòa trong môi trường khô và ướt, điện trở của giày ủng chống tĩnh điện phải lớn hơn 100 kW và nhỏ hơn hoặc bằng 1 000 MW.
Giày ủng chống tĩnh điện phải được cung cấp với một phiếu đính kèm có phần lời như thế nào?
Tại tiểu mục 8.2.2 Mục 8 TCVN 7653:2007 (ISO 20346 : 2004) có quy định như sau:
8. Thông tin cần cung cấp
...
8.2.2 Giày ủng chống tĩnh điện
Mỗi đôi giày ủng chống tĩnh điện phải được cung cấp với một hiếu đính kèm có phần lời như sau:
Giày ủng chống tĩnh điện phải được sử dụng khi cần giảm thiểu tĩnh điện nhờ tiêu hao điện tích tĩnh điện, nhờ đó tránh được rủi ro phát tia lửa điện, ví dụ hơi và các chất dễ cháy và rủi ro do điện giật do các thiết bị điện hoặc các bộ phận cơ thể chưa được loại trừ hoàn toàn khỏi nguy cơ bị điện giật. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng giày ủng chống tĩnh điện không thể đảm bảo sự bảo vệ thích hợp khi bị điện giật và chỉ cách điện giữa bàn chân và nền nhà. Nếu nguy cơ điện giật không được loại trừ hoàn toàn thì rất cần các biện pháp phòng ngừa bổ sung. Các biện pháp này cũng như các thử nghiệm bổ sung được nêu dưới đây phải là công việc thường xuyên để ngăn ngừa tai nạn ở nơi làm việc.
Kinh nghiệm cho thấy rằng, với mục đích chống tĩnh điện, việc phóng điện qua sản phẩm thường phải có điện trở nhỏ hơn 1000 MW ở bất kỳ thời điểm nào trong quá trình sử dụng của nó. Giá trị 100 kW được quy định như là giá trị điện trở nhỏ nhất của sản phẩm khi còn mới để đảm bảo một vài sự bảo vệ có giới hạn điện giật nguy hiểm hay bốc cháy trong trường hợp các thiết bị điện bị hư hỏng khi làm việc ở điện áp đến 250 V. Tuy nhiên, trong các điều kiện nhất định, người sử dụng phải nhận thức giày ủng có thể không đảm bảo sự bảo vệ đầy đủ và các điều khoản bổ sung để bảo vệ người sử dụng phải được thực hiện trong mọi lúc.
Điện trở của loại giày ủng này có thể bị thay đổi đáng kể khi uốn, bị bẩn hay bị ẩm ướt. Giày ủng sẽ không đáp ứng được các công dụng dự định nếu sử dụng ở điều kiện ẩm ướt. Do vậy, cần phải đảm bảo giày ủng chống tĩnh điện có khả năng thực thi các chức năng được thiết kế là tiêu hao tĩnh điện và có một vài sự bảo vệ trong toàn bộ quá trình sử dụng của nó. Người sử dụng nên thực hiện việc kiểm tra độ cách điện trong nhà và thực hiện nó thường xuyên, định kỳ.
Giày ủng loại I có thể hấp thụ hơi ẩm nếu được sử dụng trong thời gian dài và trong điều kiện ẩm ướt nó có thể trở thành giày ủng dẫn điện.
Nếu giày ủng được sử dụng trong điều kiện vật liệu làm đế bị bẩn, người sử dụng phải thường xuyên kiểm tra các đặc tính điện của giày ủng trước khi đi vào khu vực nguy hiểm.
Nơi giày ủng chống tĩnh điện được sử dụng, yêu cầu điện trở của nền nhà phải ở mức không làm mất tác dụng bảo vệ của giày ủng.
Khi sử dụng, không có yếu tố cách điện nào ngoại trừ bít tất thông thường, phải được dùng giữa đế trong của giày ủng và bàn chân của người sử dụng. Nếu có lót mặt nào đó được đưa vào giữa đế trong và bàn chân thì tổ hợp giày ủng / lót mặt phải được kiểm tra về các đặc tính điện của nó."
...
Theo đó, mỗi đôi giày ủng chống tĩnh điện phải được cung cấp với một phiếu đính kèm có phần lời với nội dung như quy định nêu trên.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?