Điều kiện hưởng chế độ ốm đau theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội là gì?
Điều kiện hưởng chế độ ốm đau theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội là gì?
Theo Điều 46 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau như sau:
- Người lao động phải nghỉ việc do mắc bệnh hoặc tai nạn rủi ro và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
- Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
- Người lao động không được giải quyết chế độ ốm đau trong các trường hợp sau:
+ Do tự hủy hoại sức khỏe, sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định;
+ Nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương, ngừng việc theo quy định của pháp luật lao động: nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Hiện nay, theo quy định tại Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Theo đó, nếu như Dự thảo được thông qua thì sẽ bổ sung quy định về 2 trường hợp không được hưởng chế độ ốm đau là:
- Nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương, ngừng việc theo quy định của pháp luật lao động: nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Trước đây, theo Điều 22 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 có quy định như sau:
Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
1. Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng ma tuý, chất gây nghiện khác thì không được hưởng chế độ ốm đau.
2. Có con dưới bảy tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xác nhận của cơ sở y tế.
Theo đó, quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau tại Luật Bảo hiểm xã hội 2006 không bị sửa đổi bời Luật Bảo hiểm xã hội 2014 hiện nay.
Trước khi quy định về vấn đề bảo hiểm xã hội trong Luật thì các chế độ bảo hiểm xã hội đã được xuất hiện trong Điều lệ Bảo hiểm xã hội. Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 12/CP năm 1995 như sau:
Người lao động nghỉ việc vì ốm đau, tai nạn rủi ro mà có xác nhận của tổ chức y tế do Bộ Y tế quy định được hưởng chế độ trợ cấp ốm đau.
Người lao động nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc chất ma tuý thì không được hưởng trợ cấp ốm đau.
Theo đó, thời điểm trước ngày 01/01/2007 (Ngày Luật Bảo hiểm xã hội 2006 chính thức có hiệu lực) thì quy định về bảo hiểm xã hội nói chung và chế độ ốm đau nói riêng còn sơ sài, chưa có quy định về trường hợp phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi ốm đau.
Trước khi Điều lệ Bảo hiểm xã hội được ban hành, các quy định về bảo hiểm xã hội được quy định tạm thời trong các văn bản, theo quy định tại Điều 5 Nghị định 43-CP năm 1993 như sau:
Người lao động bị ốm đau, bị tai nạn (không phải tai nạn lao động) có xác nhận của y tế phải nghỉ việc thì được hưởng trợ cấp ốm đau thay tiền lương hoặc tiền công (dưới đây gọi chung là tiền lương) được quy định như sau:
...
Và theo Điều 6 Nghị định 218-CP năm 1961 như sau:
Công nhân, viên chức Nhà nước khi ốm đau được khám bệnh và điều trị tại những cơ sở y tế của Nhà nước. Mọi chi phí về khám bệnh, thuốc men và bồi dưỡng do Nhà nước đài thọ.
Bộ Y tế, Bộ Lao động và Bộ Nội vụ sẽ quy định chi tiết về chế độ chữa bệnh cho công nhân, viên chức Nhà nước.
Ban đầu các quy định về bảo hiểm xã hội nói chung và chế độ ốm đau nói riêng chưa thật sự chặt chẽ, quy định còn chung chung, không giới hạn quyền khiến việc áp dụng khó khăn, nhiều tranh cãi.
Qua nhiều năm thi hành và sửa đổi, các quy định hiện nay được xem là hoàn thiện và khá chặt chẽ, đảm bảo được quyền của cơ quan bảo hiểm xã hội và của người tham gia bảo hiểm xã hội.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện nay thì bạn có thể được hưởng chế độ ốm đau nếu bạn có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Điều kiện hưởng chế độ ốm đau theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội là gì? Mức hưởng chế độ ốm đau hiện nay là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Thời gian hưởng chế độ ốm đau theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội như thế nào?
Theo quy định tại Điều 47 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội như sau:
Thời gian hưởng chế độ ốm đau
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, h, i, k, l và m khoản 1 Điều 31 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
b) Làm nghề hoặc công việc "nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
2. Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn tiếp tục điều trị thì người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn.
3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 31 của Luật này căn cứ vào chỉ định về thời gian điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Quy định này kế thừa quy định hiện hành tại Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, theo đó, khi người lao động đóng BHXH dưới 15 năm thì được hưởng chế độ ốm đau 30 ngày trong một năm không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Mức hưởng chế độ ốm đau được quy định trong Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội như thế nào?
Theo quy định tại Điều 49 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội như sau:
Mức hưởng chế độ ốm đau
1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 46, Điều 47 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng gần nhất trước tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau.
Người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.
2. Người lao động hưởng tiếp chế độ ốm đau quy định tại khoản 2 Điều 47 của Luật này thì mức hưởng được quy định như sau:
a) Bằng 65% mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;
b) Bằng 55% mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nêu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
c) Bằng 50% mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nêu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
3. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
4. Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.
5. Mức hưởng trợ cấp ốm đau nửa ngày được tính bằng một phần hai mức trợ cấp ốm đau một ngày.
Khi tính mức hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau không trọn ngày thì trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ dưới nửa ngày được tính là nửa ngày; từ nửa ngày trở lên được tính là một ngày.
Theo đó, mức hưởng chế độ ốm đau tại Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội đã bổ sung cách tính mức hưởng trợ cấp ốm đau nửa ngày, các mức hưởng chế độ ốm đau khác được kế thừa theo quy định tại Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Như vậy, người lao động khi phải nghỉ việc do bị sốt xuất huyết thì có mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng gần nhất trước tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau.
Bên cạnh đó, còn được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau quy định tại Điều 50 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?