Điều kiện để viên chức được bổ nhiệm làm Phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo là gì?
Điều kiện để viên chức được xem xét bổ nhiệm làm Phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo là gì?
Tại Điều 5 Thông tư 10/2019/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Tiêu chuẩn chức danh phó trưởng phòng
1. Đảm bảo các tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 Thông tư này.
2. Có thời gian đảm nhiệm chức vụ hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng cơ sở giáo dục hoặc tương đương; công chức ngạch chuyên viên.
3. Được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chức danh phó trưởng phòng hoặc tương đương.
Theo đó, để được xem xét bổ nhiệm làm Phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo, viên chức phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo và các lĩnh vực liên quan để vận dụng vào công tác lãnh đạo, quản lý ngành giáo dục ở địa phương. Gương mẫu về đạo đức, lối sống, chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước.
- Có năng lực dự báo, tư duy chiến lược, định hướng phát triển và tổng kết thực tiễn; năng lực quản lý sự thay đổi, năng lực xử lý thông tin và truyền thông trong giáo dục và đào tạo.
- Có năng lực tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc xây dựng, triển khai các chủ trương, chính sách về giáo dục và đào tạo; năng lực tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của phòng giáo dục và đào tạo theo quy định để giải quyết các vấn đề về giáo dục và đào tạo tại địa phương.
- Có năng lực tập hợp quần chúng, đoàn kết nội bộ, thực hiện dân chủ; xây dựng môi trường làm việc văn hóa, phát huy sức sáng tạo của các thành viên trong cơ quan phòng giáo dục và đào tạo và các cơ sở giáo dục trực thuộc.
- Có năng lực phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
- Tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
- Có chứng chỉ chương trình bồi dưỡng trưởng phòng, phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Có thời gian công tác trong ngành giáo dục ít nhất 05 năm.
- Có thời gian đảm nhiệm chức vụ hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng cơ sở giáo dục hoặc tương đương; công chức ngạch chuyên viên.
- Được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chức danh phó trưởng phòng hoặc tương đương.
Điều kiện để viên chức được xem xét bổ nhiệm làm Phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo là gì? (Hình từ Internet)
Khi nào viên chức được cấp chứng chỉ chương trình bồi dưỡng Phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo?
Tại tiết c tiểu mục 4 Mục V Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 4856/QĐ-BGDĐT năm 2019 có quy định như sau:
V. Hướng dẫn thực hiện chương trình bồi dưỡng
...
4. Kiểm tra, đánh giá, xếp loại kết quả và cấp chứng chỉ bồi dưỡng
...
c) Cấp chứng chỉ bồi dưỡng:
- Học viên được cấp chứng chỉ bồi dưỡng khi tham gia học tập đầy đủ các chuyên đề quy định trong chương trình bồi dưỡng; xếp loại kết quả bồi dưỡng loại hoàn thành; chấp hành quy chế, nội quy học tập của cơ sở bồi dưỡng và các quy định của pháp luật về bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
- Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng được giao nhiệm vụ bồi dưỡng thực hiện việc cấp chứng chỉ bồi dưỡng cho học viên khi đã hoàn thành khóa học theo quy định. Mẫu chứng chỉ bồi dưỡng theo quy định tại Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Theo đó, viên chức được cấp chứng chỉ chương trình bồi dưỡng Phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo khi:
- Tham gia học tập đầy đủ các chuyên đề quy định trong chương trình bồi dưỡng;
- Xếp loại kết quả bồi dưỡng loại hoàn thành;
- Chấp hành quy chế, nội quy học tập của cơ sở bồi dưỡng và các quy định của pháp luật về bồi dưỡng viên chức.
Chương trình bồi dưỡng Phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo gồm những mô-đun nào?
Tại tiểu mục 1 Mục IV Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 4856/QĐ-BGDĐT năm 2019 có quy định như sau:
IV. Cấu trúc, thời lượng và nội dung chương trình bồi dưỡng
1. Cấu trúc, thời lượng: Chương trình bồi dưỡng gồm 4 mô-đun, 160 tiết, trong đó có 15 tiết ôn tập/kiểm tra, 120 tiết bồi dưỡng và 25 tiết khảo sát thực tế.
Mô-đun 1: Quản lý giáo dục;
Mô-đun 2: Tiếp cận giáo dục;
Mô-đun 3: Điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông;
Mô-đun 4: Đảm bảo chất lượng.
...
Theo quy định trên, chương trình bồi dưỡng Phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo gồm 4 mô-đun là:
- Mô-đun 1: Quản lý giáo dục;
- Mô-đun 2: Tiếp cận giáo dục;
- Mô-đun 3: Điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông;
- Mô-đun 4: Đảm bảo chất lượng.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?