Điểm mới về phụ cấp chức vụ lãnh đạo quân đội và công an nhân dân từ 1/7/2024 theo lương cơ sở như thế nào?
- Điểm mới về phụ cấp chức vụ lãnh đạo quân đội và công an nhân dân từ 1/7/2024 theo lương cơ sở như thế nào?
- Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân hiện nay như thế nào?
- Người chỉ huy cao nhất trong Công an nhân dân Việt Nam là ai?
- Thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức trong Công an nhân dân thuộc về ai?
Điểm mới về phụ cấp chức vụ lãnh đạo quân đội và công an nhân dân từ 1/7/2024 theo lương cơ sở như thế nào?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang sẽ áp dụng mức lương cơ sở là 2,34 triệu đồng/tháng.
Căn cứ theo quy định tại Thông tư 10/2023/TT-BNV, hiện nay phụ cấp chức vụ lãnh đạo quân đội và công an nhân dân được tính như sau:
Mức phụ cấp = Mức lương cơ sở x Hệ số phụ cấp.
Theo đó, mức phụ cấp sẽ được xác định dựa trên mức lương cơ sở và hệ số phụ cấp.
Trước 1/7/2024, mức lương cơ sở theo Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP (hết hiệu lực) áp dụng đối với quân đội và công an nhân dân là 1.800.000 đồng/tháng.
Rõ ràng với mức lương cơ sở từ 1/7/2024 thì phụ cấp chức vụ lãnh đạo quân đội và công an nhân dân cao hơn so với trước.
Điểm mới về phụ cấp chức vụ lãnh đạo quân đội và công an nhân dân từ 1/7/2024 được thể hiện bằng bảng phụ cấp như sau:
Bảng lương mới và phụ cấp chức vụ lãnh đạo quân đội và công an nhân dân mới nhất: Tải về.
Điểm mới về phụ cấp chức vụ lãnh đạo quân đội và công an nhân dân từ 1/7/2024 theo lương cơ sở như thế nào? (Hình từ Internet)
Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân hiện nay như thế nào?
Căn cứ theo Điều 17 Luật Công an nhân dân 2018 quy định về hệ thống tổ chức của Công an nhân dân như sau:
Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân
1. Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân bao gồm:
a) Bộ Công an;
b) Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
d) Công an xã, phường, thị trấn.
2. Chính phủ quy định cụ thể việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy.
3. Để đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập đồn, trạm Công an và đơn vị độc lập bố trí tại những địa bàn cần thiết.
Như vậy, hệ thống tổ chức của Công an nhân dân hiện nay như sau:
- Bộ Công an;
- Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
- Công an xã, phường, thị trấn.
Đối với Công an xã, thị trấn: Chính phủ quy định cụ thể về việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy.
Lưu ý: Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập đồn, trạm Công an và đơn vị độc lập bố trí tại những địa bàn cần thiết để đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
Người chỉ huy cao nhất trong Công an nhân dân Việt Nam là ai?
Căn cứ theo Điều 19 Luật Công an nhân dân 2018 có quy định về chỉ huy trong Công an nhân dân như sau:
Chỉ huy trong Công an nhân dân
1. Bộ trưởng Bộ Công an là người chỉ huy cao nhất trong Công an nhân dân.
2. Chỉ huy công an cấp dưới chịu trách nhiệm trước chỉ huy công an cấp trên về tổ chức và hoạt động của đơn vị công an được giao phụ trách. Chỉ huy công an địa phương chịu trách nhiệm trước chỉ huy công an cấp trên và trước cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp.
3. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân có chức vụ hoặc cấp bậc hàm cao hơn là cấp trên của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ có chức vụ hoặc cấp bậc hàm thấp hơn.
Trường hợp sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ có chức vụ cao hơn nhưng cấp bậc hàm ngang hoặc thấp hơn là cấp trên của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ có cấp bậc hàm ngang hoặc cao hơn nhưng chức vụ thấp hơn.
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Công an là người chỉ huy cao nhất trong Công an nhân dân.
Thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức trong Công an nhân dân thuộc về ai?
Căn cứ theo Điều 18 Luật Công an nhân dân 2018 quy định về thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức trong Công an nhân dân như sau:
Thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức trong Công an nhân dân
1. Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an.
2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của đơn vị trực thuộc Bộ, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Công an xã, phường, thị trấn và các đơn vị còn lại trong Công an nhân dân.
Như vậy, Chính phủ sẽ có thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức trong Công an nhân dân.
Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Công an quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của đơn vị trực thuộc Bộ, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Công an xã, phường, thị trấn và các đơn vị còn lại trong Công an nhân dân.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?