Điểm chuẩn trường Đại học Cần Thơ (CTU) năm 2023 như thế nào? Thời gian thử việc của sinh viên mới ra trường là bao lâu?
Điểm chuẩn trường Đại học Cần Thơ (CTU) năm 2023 như thế nào?
Căn cứ Biên bản số 3077/BB-ĐHCT-HĐTS ngày 22 tháng 8 năm 2023 của Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh về điểm chuẩn trúng tuyển theo phương thức xét điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT (Phương thức 2) và kết quả trúng tuyển chính thức đợt 1 năm 2023,
Đại học Cần Thơ (CTU) lấy điểm chuẩn 2023 từ 15 đến 26,86 điểm, cao nhất là ngành Giáo dục Công dân.
Nhóm ngành đào tạo Sư phạm - Giáo dục có tới 6 ngành có điểm chuẩn trên 26. Ngược lại, các ngành có điểm chuẩn thấp nhất thuộc các nhóm ngành Nông - Lâm - Thủy sản như Nông học và Quản lý thủy sản (đều 15 điểm).
Trong số các ngành thuộc chương trình đào tạo đại trà, Kinh tế Nông nghiệp và Kinh tế tài nguyên thiên nhiên biến động điểm chuẩn mạnh nhất. Điểm chuẩn hai ngành này năm nay lần lượt là 23,5 và 22,05, tăng khoảng 6 điểm so với năm ngoái.
Với nhóm chương trình tiên tiến, chương trình chất lượng cao, điểm chuẩn Đại học Cần Thơ dao động 15-24,2, cao nhất ở ngành Kinh doanh quốc tế.
Điểm chuẩn 2023 của Đại học Cần Thơ (CTU) như sau:
Xem chi tiết bảng điểm chuẩn đại học của Đại học Cần Thơ (CTU): Tại đây.
Điểm chuẩn trường Đại học Cần Thơ (CTU) năm 2023 như thế nào? (Hình từ Internet)
Thời gian thử việc của sinh viên mới ra trường là bao lâu?
Căn cứ Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Thời gian thử việc
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Theo quy định, thời gian thử việc sẽ do 02 bên thỏa thuận và thời gian thử việc sẽ căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc.
Thông thường sinh viên mới tốt nghiệp ra trường thử việc không quá 60 ngày.
Lưu ý: Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường theo quy định tại Điều 27 Bộ luật Lao động 2019.
Mức lương của sinh viên thử việc mới ra trường được nhận?
Mức lương của sinh viên mới ra trường là do người sử dụng lao động xây dựng và thỏa thuận với người lao động, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Lương trong thời gian thử việc được tính như sau:
Căn cứ Điều 26 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Tiền lương thử việc
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Như vậy, theo quy định trên thì tiền lương thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Hành vi vi phạm quy định về tiền lương thử việc đối với sinh viên mới ra trường thì bị xử phạt thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về thử việc
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng;
b) Không thông báo kết quả thử việc cho người lao động theo quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc;
b) Thử việc quá thời gian quy định;
c) Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó;
d) Không giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi thử việc đạt yêu cầu đối với trường hợp hai bên có giao kết hợp đồng thử việc.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, điểm a, b, c khoản 2 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này.
Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo quy định, vi phạm quy định về tiền lương thử việc đối với sinh viên mới ra trường thì bị xử phạt hành chính với mức tiền từ 2 - 5 triệu đồng (cá nhân) và từ 4 - 10 triệu đồng (tổ chức).
Ngoài ra, buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương của công việc đó cho sinh viên thử việc.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?