Địa điểm nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp ở Bắc Ninh là ở đâu?
Địa điểm nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp ở Bắc Ninh là ở đâu?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (Được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP) người lao động có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
Hiện nay toàn tỉnh Bắc Ninh chỉ có 02 địa chỉ nhận làm bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
1 - Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Bắc Ninh
Địa chỉ: Số 33 Đường Nguyễn Đăng Đạo, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Số điện thoại: 0222.3823196 - 0222.3874847
Website: http://vieclambacninh.com.vn/
Thời gian làm việc: Buổi sáng (7h30 - 11h30/8h00 - 12h00); buổi chiều (13h30 - 17h30); trừ Thứ 7, Chủ nhật, các ngày Lễ, Tết.
2 - Chi nhánh huyện Gia Bình của Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Bắc Ninh
Địa chỉ: Số 112 đường Nguyễn Văn Cừ, thị trấn Đông Bình, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
Số điện thoại: 0988.808.567
Website: http://vieclambacninh.com.vn/
Thời gian làm việc: Buổi sáng (7h30 - 11h30/8h00 - 12h00); buổi chiều (13h30 - 17h30); trừ Thứ 7, Chủ nhật, các ngày Lễ, Tết.
Địa điểm nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp ở Bắc Ninh là ở đâu?
Hạn nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp Bắc Ninh đến bao lâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm 2013 có quy định về thời hạn nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp cụ thể như sau:
Hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.
...
Theo quy định này, dù ở đâu thì người lao động cũng chỉ có thời gian 03 tháng kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động để làm hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động tại tỉnh Bắc Ninh cũng không ngoại lệ.
Nếu không nộp hồ sơ đúng hạn, người lao động mất việc làm sẽ không được giải quyết trợ cấp thất nghiệp. Lúc này, dù có nộp thì trung tâm dịch vụ việc làm cũng sẽ trả lại hồ sơ.
Người lao động muốn hưởng quyền lợi về bảo hiểm thất nghiệp chỉ có thể chờ đến lần hưởng sau. Bởi thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng sẽ được bảo lưu và tính cộng dồn cho lần hưởng sau khi người lao động đáp ứng đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Theo quy định bảo hiểm thất nghiệp 2023 có mấy chế độ?
Căn cứ Điều 42 Luật Việc làm 2013 quy định về các chế độ bảo hiểm thất nghiệp, cụ thể như sau:
Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp
1. Trợ cấp thất nghiệp.
2. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
3. Hỗ trợ Học nghề.
4. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Theo đó, bảo hiểm thất nghiệp gồm 04 chế độ:
- Trợ cấp thất nghiệp.
- Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
- Hỗ trợ Học nghề.
- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Những đối tượng nào tham gia bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc?
Căn cứ khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định về đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp như sau:
Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc bao gồm:
- Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc sau đây:
+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.
+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn.
+ Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
- Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định như trên.
Tham khảo thêm Toàn văn 04 chế độ bảo hiểm thất nghiệp: TẢI VỀ
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?