Địa chỉ thường trú là gì? Địa chỉ tạm trú là gì? Ví dụ cụ thể? Nội dung HĐLĐ có cần địa chỉ của người sử dụng lao động không?
Địa chỉ thường trú là gì? Địa chỉ tạm trú là gì? Ví dụ cụ thể?
Theo Điều 2 Luật Cư trú 2020 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. Cơ quan đăng ký cư trú là cơ quan quản lý cư trú trực tiếp thực hiện việc đăng ký cư trú của công dân, bao gồm Công an xã, phường, thị trấn; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.
5. Đăng ký cư trú là việc thực hiện thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo tạm vắng; thông báo lưu trú và khai báo thông tin, điều chỉnh thông tin về cư trú.
6. Lưu trú là việc công dân ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày.
7. Tạm vắng là việc công dân vắng mặt tại nơi cư trú trong một khoảng thời gian nhất định.
8. Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú;
9. Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.
10. Nơi ở hiện tại là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú mà công dân đang thường xuyên sinh sống; trường hợp không có nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi ở hiện tại là nơi công dân đang thực tế sinh sống.
Theo đó ta có thể hiểu địa chí thường trú và địa chỉ tạm trú cụ thể như sau:
- Địa chỉ thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã đăng ký thường trú với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là địa điểm mà công dân thường xuyên sinh sống và không có thời hạn cụ thể.
Ví dụ về địa chỉ thường trú: Nguyễn Văn A
+ Địa chỉ thường trú: Số 123, đường Lê Lợi, phường Bến Nghé, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Đây là nơi anh A sinh sống ổn định và đã đăng ký với cơ quan nhà nước.
- Địa chỉ tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là nơi mà công dân cư trú tạm thời trong một khoảng thời gian nhất định, thường là từ 30 ngày trở lên.
Ví dụ về địa chỉ tạm trú: Nguyễn Văn C:
+ Địa chỉ thường trú: Số 456, đường Trần Hưng Đạo, phường Cầu Kho, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
+ Địa chỉ tạm trú: Số 789, đường Nguyễn Trãi, phường 7, quận 5, TP. Hồ Chí Minh.
Anh C đang làm việc tại quận 5 và đã đăng ký tạm trú tại địa chỉ này trong thời gian công tác.
Nội dung hợp đồng lao động có cần địa chỉ của người sử dụng lao động không?
Theo Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nội dung hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
...
Theo đó địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là một trong các nội dung chủ yếu phải có của hợp đồng lao động.
Địa chỉ thường trú là gì? Địa chỉ tạm trú là gì? Ví dụ cụ thể? Nội dung HĐLĐ có cần địa chỉ của người sử dụng lao động không? (Hình từ Internet)
Nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động như thế nào?
Theo Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 quy định thì nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động như sau:
- Người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu.
- Người lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
- Bắt đầu điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng của các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước nếu thỏa mãn điều kiện gì?
- Tiếp tục tăng lương hưu vào 2025 cho 09 đối tượng CBCCVC và LLVT khi đáp ứng điều kiện gì?
- Chỉ áp dụng lương cơ sở 2.34 triệu để tính lương đến khi đề xuất 05 bảng lương mới lên Trung ương được thông qua đúng không?