Đề xuất 2 phương án rút BHXH một lần từ năm 2025 như thế nào?

Cho tôi hỏi hiện nay đã đề xuất phương án rút BHXH một lần như thế nào? Ưu, nhược điểm của từng phương án ra sao? Câu hỏi từ chị P.M (Đồng Tháp).

Đề xuất phương án rút BHXH một lần từ năm 2025 như thế nào?

Ngày 10/10/2023, Chính phủ có Tờ trình 527/TTr-CP Tờ trình Dự án Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Theo đó, Chính phủ đã báo cáo xin ý kiến Quốc hội về 2 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần.

* Phương án 1: Quy định việc hưởng BHXH một lần đối với hai nhóm người lao động khác nhau:

- Nhóm 1: Đối với người lao động đã tham gia BHXH trước khi Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực, sau 12 tháng nghỉ việc và chưa đủ 20 năm đóng BHXH, có nhu cầu thì được nhận BHXH một lần.

Về bản chất, quy định này kế thừa Nghị quyết 93/2015/QH13 cho phép người lao động được lựa chọn giữa bảo lưu thời gian tham gia BHXH để hưởng hưu hoặc nhận BHXH một lần nếu có nhu cầu. Nhưng sự khác biệt lần này là nếu người lao động lựa chọn bảo lưu, không nhận BHXH một lần thì sẽ được hưởng các quyền lợi bổ sung. Trường hợp người lao động lựa chọn nhận BHXH một lần thì sẽ mất đi cơ hội được nhận các quyền lợi bổ sung nêu trên.

- Nhóm 2: Đối với người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ khi Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực trở đi (dự kiến 01/7/2025) không được nhận BHXH một lần (chỉ giải quyết hưởng BHXH một lần trong các trường hợp: đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ năm đóng để hưởng lương hưu; ra nước ngoài để định cư hoặc bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng theo quy định tại Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

* Phương án 2: Sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm mà người lao động có yêu cầu thì được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

Xem chi tiết Tờ trình 527/TTr-CP: Tại đây

Đề xuất 2 phương án rút BHXH một lần từ năm 2025 như thế nào?

Đề xuất 2 phương án rút BHXH một lần từ năm 2025 như thế nào? (Hình từ Internet)

Ưu, nhược điểm 2 phương án rút BHXH một lần từ năm 2025 như thế nào

Tại Tờ trình 527/TTr-CP, Chính phủ cũng đưa ra ưu, nhược điểm của từng phương án rút BHXH 1 lần.

- Ưu điểm của Phương án 1: là dần dần từng bước khắc phục được tình trạng hưởng BHXH một lần của thời gian qua theo tinh thần của Nghị quyết 28-NQ/TW năm 2018. Theo dữ liệu thống kê thời gian qua thì với phương án này, trong những năm đầu số người hưởng BHXH một lần có thể không giảm nhiều nhưng càng những năm sau giảm càng nhiều, từ năm thứ 5 trở đi sẽ giảm nhanh, có thể giảm quá nửa số người hưởng BHXH một lần so với giai đoạn vừa qua, tiến tới tiếp cận theo tiêu chuấn, thông lệ quốc tế, giúp người lao động được thụ hưởng tối đa các quyền lợi dài hạn khi họ đến tuổi nghỉ hưu, góp phần ổn định cuộc sống khi về già.

Trong ngắn hạn, phương án này không giúp duy trì, gia tăng đối tượng tham gia BHXH bằng so vói phương án 2 nhưng trong dài hạn thì phương án này tối ưu hơn. Do quy định này không ảnh hưởng tới những người lao động đang tham gia BHXH nên sẽ dễ nhận được sự đồng thuận hơn của người lao động.

- Nhược điểm của phương án 1: là do chỉ áp dụng đối với người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày Luật này có hiệu lực, cho nên hơn 17,5 triệu người lao động đang tham gia BHXH vẫn có quyền lựa chọn hưởng BHXH một lần. Do vậy, số người hưởng BHXH một lần không giảm nhiều, đặc biệt trong những năm đẩu sau khi Luật mới có hiệu lực; đồng thời tạo sự so sánh giữa những người lao động tham gia trước và sau khi Luật này có hiệu lực trong việc hưởng BHXH một lần.

- Ưu điểm của phương án 2: Theo Chính phủ, phương án này đảm bảo đúng tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW; hài hòa quyền lợi trước mắt của người lao động và chính sách an sinh xã hội lâu dài. Phương án này vừa đáp ứng được nhu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần của người lao động trong thời điểm hiện tại, song cũng đáp ứng được yêu cầu bảo đảm sự ổn định của hệ thống, quyền lợi của người lao động trong thời gian dài hạn.

- Nhược điểm của phương án 2: phương án này chưa giải quyết triệt để việc rút bảo hiểm xã hội một lần theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế. Người lao động đã giải quyết một phần thời gian đóng, chỉ còn bảo lưu lại được một phần nên sẽ ảnh hưởng tới việc thụ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội (thời gian đóng ngắn) khi tiếp tục tham gia. Ngoài ra, theo phương án này, tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi còn trẻ (chưa đến tuổi nghỉ hưu) sẽ tiếp tục diễn ra trong tương lai.

Hồ sơ hưởng BHXH một lần gồm những gì?

Căn cứ Điều 109 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần, cụ thể như sau:

Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần
1. Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.
3. Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:
a) Hộ chiếu do nước ngoài cấp;
b) Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;
c) Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
4. Trích sao hồ sơ bệnh án trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 và điểm c khoản 1 Điều 77 của Luật này.
5. Đối với người lao động quy định tại Điều 65 và khoản 5 Điều 77 của Luật này thì hồ sơ hưởng trợ cấp một lần được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Theo đó, hồ sơ hưởng BHXH một lần gồm các giấy tờ được quy định như trên.

Rút bảo hiểm xã hội một lần
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người lao động muốn rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần online trên Cổng thông tin điện tử Quốc gia phải đáp ứng điều kiện gì?
Lao động tiền lương
Cơ quan bảo hiểm xã hội cấp nào có thẩm quyền giải quyết việc rút bảo hiểm xã hội 1 lần?
Lao động tiền lương
NLĐ về hưu được rút bảo hiểm xã hội 1 lần trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
02 lý do không nên rút bảo hiểm xã hội 1 lần vào cuối năm, cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Nghỉ việc có đương nhiên được rút bảo hiểm xã hội 1 lần không?
Lao động tiền lương
Từ 2025, đối tượng nào được rút bảo hiểm xã hội 1 lần?
Lao động tiền lương
Hướng dẫn cách rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần online qua đường bưu điện, cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Cách rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần online trên Cổng dịch vụ công quốc gia chi tiết nhất, cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Cách rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần online qua Cổng dịch vụ công Bảo hiểm xã hội Việt Nam như thế nào?
Lao động tiền lương
Điều kiện để được rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần là gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Rút bảo hiểm xã hội một lần
769 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Rút bảo hiểm xã hội một lần
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào