Để được tặng bằng khen cấp tỉnh giáo viên phải có bao nhiêu bằng sáng kiến?
Để được tặng bằng khen cấp tỉnh giáo viên phải có bao nhiêu bằng sáng kiến?
Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 74 Luật Thi đua, khen thưởng 2022 quy định như sau:
Bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh
1. Bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có thành tích xuất sắc được bình xét trong các phong trào thi đua do Bộ, ban, ngành, tỉnh phát động;
b) Lập được nhiều thành tích hoặc thành tích đột xuất, có phạm vi ảnh hưởng ở một trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ban, ngành, tỉnh;
c) Có đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công tác xã hội, từ thiện nhân đạo;
d) Có 02 lần liên tục được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” hoặc có liên tục từ 02 năm trở lên được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 02 sáng kiến được công nhận và áp dụng có hiệu quả trong phạm vi cơ sở hoặc có 02 đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đã được nghiệm thu và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cơ sở;
đ) Công nhân, nông dân, người lao động lập được nhiều thành tích trong lao động, sản xuất, có phạm vi ảnh hưởng trong địa bàn cấp xã, cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp.
...
Như vậy, để được tặng bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh cần có liên tục từ 02 năm trở lên được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 02 sáng kiến được công nhận và áp dụng có hiệu quả trong phạm vi cơ sở hoặc có 02 đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đã được nghiệm thu và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cơ sở.
Để được tặng bằng khen cấp tỉnh giáo viên phải có bao nhiêu bằng sáng kiến? (Hình từ Internet)
Giáo viên tiểu học muốn xét thi đua khen thưởng cần những yêu cầu nào?
Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 21/2020/TT-BGDĐT quy định các yêu cầu đối với việc xét thi đua khen thưởng với giáo viên trường tiểu học như sau:
Yêu cầu đối với việc xét thi đua, khen thưởng
1. Không áp đặt chỉ tiêu thi đua, bảo đảm nguyên tắc tự nguyện tham gia thi đua của tập thể, cá nhân theo quy định.
2. Việc xét thi đua, khen thưởng phải căn cứ vào tiêu chuẩn, thành tích đạt được với minh chứng, sản phẩm cụ thể, thiết thực của tập thể, cá nhân.
3. Việc đánh giá, công nhận các danh hiệu thi đua và phạm vi ảnh hưởng của thành tích phải căn cứ vào kết quả đánh giá, xếp loại công chức, viên chức, người lao động, bảo đảm không quá 1/3 số lượng công chức, viên chức, người lao động được công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, các hình thức khen thưởng cấp Bộ là cán bộ quản lý.
4. Đối với danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Tập thể lao động xuất sắc”, “Cờ thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo”, “Cờ thi đua của Chính phủ”, Bằng khen của Bộ trưởng, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Huân chương các hạng: Tập thể, cá nhân được đề nghị xét khen thưởng phải có số phiếu đồng ý đạt tỷ lệ từ 70% trở lên trên tổng số thành viên của hội đồng thi đua khen thưởng cấp cơ sở và Hội đồng Thi đua - khen thưởng ngành Giáo dục.
Theo đó, giáo viên tiểu học thuộc đối tượng xét thi đua khen thưởng sẽ được đánh giá xem xét dựa trên các yêu cầu sau:
- Việc xét thi đua, khen thưởng phải căn cứ vào tiêu chuẩn, thành tích đạt được với minh chứng, sản phẩm cụ thể, thiết thực của tập thể, cá nhân.
- Việc đánh giá, công nhận các danh hiệu thi đua và phạm vi ảnh hưởng của thành tích phải căn cứ vào kết quả đánh giá, xếp loại công chức, viên chức, người lao động, bảo đảm không quá 1/3 số lượng công chức, viên chức, người lao động được công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, các hình thức khen thưởng cấp Bộ là cán bộ quản lý.
- Đối với danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Tập thể lao động xuất sắc”, “Cờ thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo”, “Cờ thi đua của Chính phủ”, Bằng khen của Bộ trưởng, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Huân chương các hạng: Tập thể, cá nhân được đề nghị xét khen thưởng phải có số phiếu đồng ý đạt tỷ lệ từ 70% trở lên trên tổng số thành viên của hội đồng thi đua khen thưởng cấp cơ sở và Hội đồng Thi đua - khen thưởng ngành Giáo dục.
Giáo viên tiểu học nghỉ ốm hưởng Bảo hiểm xã hội có bị trừ thi đua không?
Văn bản hướng dẫn xếp loại thi đua và xét thi đua khen thưởng đối với giáo viên trường tiểu học có quy định tại Thông tư 21/2020/TT-BGDĐT hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Liên quan đến quy chế thi đua khen thưởng tại Thông tư 21/2020/TT-BGDĐT thì không có hạn chế việc xét thi đua đối với giáo viên nghỉ ốm đau hưởng Bảo hiểm xã hội. Nếu như việc nghỉ hưởng chế độ ốm đau của giáo viên tiểu học phù hợp với quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì sẽ không ảnh hưởng gì đến việc xem xét điểm thi đua.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Thống nhất lương hưu 2025 với mức 1, mức 2 sau đợt tăng hơn 15% dành cho người đã nghỉ hưu trước 1995 có đúng không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?