Để được bổ nhiệm Kiểm tra viên Viện kiểm sát nhân dân cần đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Để được bổ nhiệm Kiểm tra viên Viện kiểm sát nhân dân cần đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Tại Điều 3 Quyết định ban hành kèm theo Nghị quyết 924/2015/UBTVQH13 năm 2015 có quy định như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm tra viên
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 của Nghị quyết này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên của Viện kiểm sát nhân dân; nếu đang làm việc tại các Viện kiểm sát quân sự thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên của Viện kiểm sát quân sự:
1. Đang là công chức.
2. Có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm trở lên.
3. Có khả năng giúp Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự.
Theo đó, để được bổ nhiệm Kiểm tra viên Viện kiểm sát nhân dân cần đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
- Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực; có bản lĩnh chính trị vững vàng; có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Có trình độ cử nhân luật trở lên.
- Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Đang là công chức.
- Có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm trở lên.
- Có khả năng giúp Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.
Để được bổ nhiệm Kiểm tra viên chính Viện kiểm sát cần đáp ứng tiêu chuẩn gì? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền bổ nhiệm Kiểm tra viên Viện kiểm sát nhân dân thuộc về ai?
Tại Điều 62 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 có quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác và xây dựng Viện kiểm sát nhân dân; quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị, điều lệ, quy chế, chế độ công tác áp dụng đối với Viện kiểm sát nhân dân.
3. Quy định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn; quyết định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới; quy định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát quân sự sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
4. Trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
5. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp, Điều tra viên các ngạch, Kiểm tra viên các ngạch.
...
Theo đó, thẩm quyền bổ nhiệm Kiểm tra viên Viện kiểm sát nhân dân thuộc về Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm tra viên Viện kiểm sát nhân dân như thế nào?
Tại Điều 90 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 có quy định như sau:
Kiểm tra viên
1. Kiểm tra viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để giúp Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.
2. Kiểm tra viên có các ngạch sau đây:
a) Kiểm tra viên;
b) Kiểm tra viên chính;
c) Kiểm tra viên cao cấp.
3. Tiêu chuẩn bổ nhiệm, điều kiện nâng ngạch Kiểm tra viên do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
4. Kiểm tra viên có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Nghiên cứu hồ sơ vụ, việc và báo cáo kết quả với Kiểm sát viên;
b) Lập hồ sơ kiểm sát vụ, việc;
c) Giúp Kiểm sát viên thực hiện hoạt động khác khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
d) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng.
5. Kiểm tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Kiểm sát viên và trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo đó, Kiểm tra viên Viện kiểm sát nhân dân có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Nghiên cứu hồ sơ vụ, việc và báo cáo kết quả với Kiểm sát viên;
- Lập hồ sơ kiểm sát vụ, việc;
- Giúp Kiểm sát viên thực hiện hoạt động khác khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?